Chùa Đình Quán

Hanoimoicuoituan| 14/06/2022 16:02

Chùa Đình Quán còn được biết đến với cái tên Bà Bông tự hay Phúc Quang tự, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XV, nằm trên địa bàn thôn Đình Quán, nay thuộc phường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm).

Chùa Đình Quán

Theo nguồn sử liệu được ghi lại trên các tấm bia cổ trong khuôn viên, chùa Đình Quán được một nàng công chúa thời Trần (thế kỷ XIII - XIV) xây dựng. Năm 1984, dân làng đào được một ngôi mộ cổ được xây theo kiểu “trong quan ngoài quách”. Bên ngoài quan tài bao phủ toàn bộ bởi một lớp than dày 40cm. Bên trong, ngoài bộ xương còn có rất nhiều đồ trang sức thể hiện người mất là một phụ nữ quyền thế.

Đến thời Lê sơ (thế kỷ XV), chùa Đình Quán được tu sửa và mở rộng bởi một bà vãi quê ở làng Bông Cời (huyện Thanh Oai). Tưởng nhớ công ơn của bà, dân làng đã tạc tượng bà và thờ hậu trong tam bảo, đồng thời đổi tên chùa là Bà Bông tự. Sau này, chùa được đổi tên thành Phúc Quang tự.

Chùa Đình Quán nằm trên một khu đất cao ráo, quay mặt về hướng tây nam. Chùa được xây theo kiểu chữ “đinh”, gồm tam quan, tòa tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu... Tam quan được xây kiểu bổ trụ, ngoài cùng là hai trụ lớn kiểu trụ lồng đèn. Sau tam quan là vườn cây rồi đến một sân gạch rộng có hai nhà bia, giữa sân là tượng Quan Âm. Tòa tam bảo gồm tiền đường và thượng điện. Tiền đường được xây kiểu 5 gian 2 chái, tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói mũi hài; nối liền với tòa thượng điện 4 gian chạy dọc phía sau. Giữa bờ nóc đắp nổi bình nước cam lộ, phía duới trổ hàng hoa chanh. Giữa bờ đinh đắp 3 chữ Hán “Phúc Quang tự”. Bên trong là các vì kèo đỡ mái. Mái được phân theo kiểu “thượng tam hạ tứ”, nền nhà lát gạch vuông. Phía sau là nhà Tổ, nhà Mẫu và nhà khách. 

Trong chùa Đình Quán hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị, gồm: 34 pho tượng Phật mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII - XIX; hệ thống hoành phi, câu đối; 13 tấm bia đá trong đó có 3 tấm ghi thời gian trùng tu chùa như niên hiệu Quang Hưng (1578 - 1599), Chính Hòa (1680 - 1705), Gia Long (1802 - 1819)... Đặc biệt, trong chùa còn có một bài văn trên bia của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613) và quả chuông đồng lớn đúc năm Gia Long thứ 18 (1819), trên thân chuông ghi rõ tên chùa là Bà Bông tự.

Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, chùa Đình Quán đã được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1996.

(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Đình Quán
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO