Chợ và những gánh hàng rong xưa ở Hà Nội

Kinhtedothi| 24/04/2022 10:03

Chợ Hà Nội đã có nhiều thay đổi nhưng nét đẹp của chợ xưa thì mãi vẫn còn như một phần của bản sắc văn hóa và lịch sử của Thủ đô. Ngày 25/4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) tổ chức triển lãm “Ký ức chợ xưa”.

Hoài niệm về kẻ chợ

Hà Nội trong ký ức mỗi người từng sống, từng đi qua và từng gắn bó đều tràn đầy những kỷ niệm riêng. Đối với mỗi người, Hà Nội không chỉ là những con phố, những tên đường mà là ký ức về những gì gắn bó, thân thương nhất, với những phiên chợ đầy ắp người qua lại mua bán, những gánh hàng rong với tiếng rao hàng văng vẳng khắp các nẻo đường, là những chợ cóc, chợ tạm nơi góc phố thân quen.

Gánh hàng rong xưa ở Hà Nội. Ảnh: Viện TTKHXH.
Gánh hàng rong xưa ở Hà Nội. Ảnh: Viện TTKHXH.

Theo Trung tâm Lưu trữ quốc gí I, Kinh đô Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay đã là một trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của cả nước và chợ đóng vai trò quan trọng tất yếu trong sự phát triển của vùng đất này. Nền kinh tế của TP dựa trên một mạng lưới chợ hình thành giữa khu phố cổ Hà Nội và các vùng lân cận. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội còn được gọi là Kẻ Chợ - nơi hội họp buôn bán đông đúc của cả vùng.

Ở Kẻ Chợ - Thăng Long xưa, Hà Nội nay, chợ luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Người Hà Nội sẽ chẳng bao giờ quên được những ký ức đẹp về những phiên chợ Bưởi, chợ Mơ, cảnh chợ Tết Đồng Xuân, chợ hoa Cống Chéo - Hàng Lược. Chợ là nơi mà người ta đến mà có lúc chẳng cần mua bán gì, những lúc ấy, chợ chính là nơi gặp gỡ, giao lưu, là nơi giải trí, là một nét văn hóa trong sinh hoạt của người dân Hà Thành.

Ngày nay, chợ Hà Nội đã có rất nhiều thay đổi. Nhiều siêu thị hiện đại mọc lên, một số chợ được nâng cấp thành trung tâm thương mại, nhiều chợ truyền thống đã mất đi do quy hoạch của TP. Trải qua thời gian, chợ Hà Nội đã có nhiều đổi thay nhưng nét đẹp của chợ xưa thì mãi vẫn còn như một phần của bản sắc văn hóa và lịch sử của Thủ đô.

Với mong muốn đưa công chúng trở về với những ký ức xưa của Hà Nội trong dòng chảy lịch sử của những tư liệu, triển lãm trực tuyến “Ký ức chợ xưa” gồm 2 chủ đề chính, là chuyện quy hoạch và những ký ức xưa, tái hiện một cách sống động, chân thực những hình ảnh chợ xưa của người Hà Nội. Đi kèm với đó là những thông tin, tư liệu đắt giá, sinh động về chợ và phố chợ, với những địa chỉ nổi tiếng lâu đời như: Chợ Đồng Xuân, chợ Bưởi, chợ hoa Tết, đến các phiên chợ truyền thống, những gánh hàng rong trên khắp phố phường Hà Nội xưa từ thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX.

Triển lãm trực tuyến “Ký ức chợ xưa” bắt đầu diễn ra từ ngày 25/4 trên website, fanpage của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (http://archives.org.vn), (https://facebook.com/luutruquocgia1).

Gánh hàng rong - hồn kẻ chợ trên phố

Chợ không chỉ có ở các phường nghề mà còn họp ở cửa thành, cửa sông, bến đò. Ngoài những chợ lớn, Thăng Long - Hà Nội còn vô số những chợ nhỏ, chợ lưu động, không tên mà ở đó những người bán hàng rong, những người tự sản xuất mang sản phẩm của mình ra bán, chẳng cần hàng quán và họp ở tất cả những nơi nào đông người qua lại  giống như lời mô tả Paul Bourde – phóng viên thường trú báo Le Temps tại Hà Nội (năm 1883): “TP biến thành một cái chợ mênh mông ngoài trời. Cứ 6 ngày lại có một phiên chợ Hà Nội, lái buôn và thợ thủ công đủ loại từ các làng mạc xung quanh kéo tới. Những người nông dân bày bán hàng hóa của mình trong chiếc khăn vải, trong rổ, hoặc ngay trên mặt đất nếu hàng không sợ hư hỏng. Ngày xưa, mặt phố tràn ngập người”.

Nghị định ngày 1/1/1894 của Đốc lí Hà Nội về việc thu thuế chợ trong thành phố Hà Nội. Ảnh: TTLTQG I.
Nghị định ngày 1/1/1894 của Đốc lí Hà Nội về việc thu thuế chợ trong thành phố Hà Nội. Ảnh: TTLTQG I.

Và cảnh bán hàng rong xưa đã được Labarthe - tác giả của cuốn “Hanoi, capitale du Tonkin” (Hà Nội thủ phủ xức Bắc Kì) mô tả một cách chân thực: “Đột nhiên ở đầu phố, theo bước chân chạy đều của hai lính mặc quần áo đỏ và trong tiếng trống, người ta thấy giãn ra một lối đi. Ngay lập tức mọi tiếng động ngừng hẳn. Những người bán hoa quả, thịt lợn cùng với hàng hóa biến mất như có phép lạ. Viên quan đi qua, chợ trở lại bình thường”.

Tại triển lãm còn có nhiều tài liệu về một Hà Nội đã đổi khác khi chính thức trở thành nhượng địa của Pháp vào năm 1888. Chính quyền quản lý xã hội theo luật của Pháp. Trong giai đoạn này, thuế chợ là nguồn thu chính của ngân sách nên Hội đồng TP quyết định cho tăng số phiên ở các chợ, áp thuế môn bài và thuế chợ đối với người bán hàng trong phạm vi TP, kể cả người bán hàng rong. Nghị định ngày 1/1/1894 của Đốc lý Hà Nội quy định người bán hàng rong phải có được Đốc lý cấp phép và giấy phép có thời hạn tối đa là 3 tháng.

Với nghị định ngày 10/6/1933, chính quyền TP đã cho phép các hàng rong đã đóng thuế và có giấy phép được qua lại các phố nhưng chỉ được đỗ lại đủ thời gian để bán hàng cho khách, không được đỗ ở một nơi nào nhất định, hoặc tụ tập làm huyên náo, cản trở việc đi lại.

Vì vậy, cảnh bán hàng rong và tiếng rao hàng cũng đã được mô tả một chân thực và sống động trong bài “Các gánh hảng rong” đăng trên báo “Trung Bắc Tân Văn” năm 1935: “Tỉnh thành Hà Nội bây giờ mỗi một ngày lại càng thấy thêm nhiều những hàng đi bán rong các phố. Cứ lệ sáng ngày ra từ bốn giờ rưỡi năm giờ đã nghe thấy tiếng xôi, tiếng cháo, bánh rán, bánh tây rao gào rầm đường, đến trưa từ mười giờ giở đi thì nào “nhục phở” rồi đến “cháo gà, cháo vịt” suốt cho đến mười một giờ đêm, có khi đến một, 2 giờ sáng”.

Đã nhiều thế kỷ trôi qua nhưng những gánh hàng rong vẫn lặng lẽ bên lề, âm thầm tồn tại như gìn giữ một nét đẹp văn hóa riêng của người Hà Nội. Gánh hàng rong đã trở thành một hình ảnh bình dị, mộc mạc, thân thương, in sâu trong tâm thức của những người đã từng sống, từng đi qua và từng gắn bó với mảnh đất Hà Thành.

(0) Bình luận
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Phố Châu Long - ký ức đẹp Hà Nội một thuở
    Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, phố Châu Long (quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn còn giữ lại vẻ đẹp của một Hà Nội xưa sâu lắng, sang trọng mà gần gũi, kiêu sa mà mộc mạc… trong ký ức của những người yêu biết bao nhiêu mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
  • Chợ Bắc Qua và ký ức gánh hàng của mẹ
    Mỗi lần có dịp đi qua chợ Bắc Qua, tôi lại nhớ hình dáng mẹ với đôi quang gánh trên vai chở những lo toan cho gia đình những năm 80, 90 của thế kỷ trước.
  • Ra mắt Trung tâm Thiết kế sáng tạo làng nghề đầu tiên tại Bát Tràng
    Trong khuôn khổ Lễ khai hội làng gốm cổ Bát Tràng, UBND xã Bát Tràng đã ra mắt Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch (gọi tắt là Trung tâm Thiết kế sáng tạo).
  • Làng nghề bánh cuốn Thanh Trì đón nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội"
    Ngày 9/3, UBND quận Hoàng Mai tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” đối với làng nghề bánh cuốn Thanh Trì, phường Thanh Trì.
  • Nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Ngày 17/2, tại di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia Đình Phú Gia, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Xôi Phú Thượng lần thứ VII và công bố Quyết định ghi danh Nghề Xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Chợ và những gánh hàng rong xưa ở Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO