Đời sống văn hóa

“Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Việt Thương 16:16 30/11/2024

Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” nhằm giới thiệu những nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán qua đó du khách thêm hiểu những nét văn hóa truyền thống, đặc trưng các dân tộc...

1.jpg
Đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc xuống chợ vùng cao (ảnh: Làng văn hoá Việt Nam)

Hoạt động với sự tham gia của hơn 100 đồng bào của 16 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 11 địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng). Huy động thêm khoảng 65 đồng bào dân tộc bào trong đó 25 đồng bào Mông tỉnh Điện Biên từ ngày 28, 29/12/2024; 20 đồng bào Mông, Dao; 20 đồng bào Thái tỉnh Thanh Hóa từ ngày 31/12/2024 - 01/01/2025.

Chuỗi hoạt động đón chào năm mới 2025 bao gồm nhiều sự kiện như: Tái hiện tết Nào Pê Chầu của dân tộc Mông, tỉnh Điện Biên; Chương trình dân ca dân vũ “Bản Mông vui đón Tết”; Chương trình dân ca dân vũ “Niềm vui đón năm mới”...

Trong "Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025" sẽ tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao cùng vui gặp gỡ, nhìn lại một năm đã qua và niềm vui hân hoan chuẩn bị đón chào năm mới 2025 tại "Ngôi nhà chung" với chủ đề "Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025";

Với điểm nhấn "Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025" hoạt cảnh không gian chợ phiên là sự kết hợp giữa không khí vui tươi xuống chợ, cùng nhau múa khèn, giã bánh giày với chàng trai, cô gái dân tộc Mông; các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian (đẩy gậy, kéo co, ném còn…), ẩm thực dân tộc, sản vật địa phương, nghề thủ công truyền thống với sắc màu của các dân tộc Mông, Dao, Thái (Thanh Hóa) và các nhóm đồng bào phía Bắc đang hoạt động hàng ngày tại Làng...;

phien-cho.jpg
Một tiết mục múa khèn của đồng bào dân tộc Mông tại phiên chợ vùng cao.

Giới thiệu, trình diễn múa Khèn của dân tộc Mông, tỉnh Thanh Hóa; Giới thiệu, trình diễn nghề thủ công truyền thống của các nhóm đồng bào vùng cao; Chương trình dân ca dân vũ “Sắc màu phiên chợ” của cộng đồng các dân tộc tại không gian chợ vùng cao phía Bắc; Tái hiện Lễ “mừng cơm mới” của dân tộc Thái, tỉnh Thanh Hóa; Tái hiện trích đoạn Lễ hội cầu may của các dân tộc Mông, Dao, Thái tỉnh Thanh Hóa.

Trong hoạt động cuối tuần ở Làng là tăng cường các hoạt động của đồng bào hoạt động hàng ngày theo tuyến điểm, gắn với không gian cây, hoa dịp cuối năm và đầu xuân mới; Chương trình giao lưu “Sắc hoa Dã quỳ” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động tại Làng; Chương trình giao lưu “Mùa hoa cải về” của đồng bào các dân tộc phía Bắc đang hoạt động tại Làng..

Bên cạnh đó tại Làng dịp này cũng không thể thiếu một số trò chơi như: đánh chắt chơi chuyền, chơi ô ăn quan, cờ ca rô, chơi rối tre… tại không gian trong nhà; đi cà kheo, nhảy sạp, chơi đu, bập bênh, không gian trải nghiệm tô tượng, tô tranh cát, chuồn chuồn tre, tranh gỗ, cá gỗ, tô vẽ tranh, trải nghiệm trang phục dân tộc...

Thông qua một số trò chơi tuy đơn giản nhưng cũng giúp các em học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, con vật, góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn gắn kết thêm về tình bạn, tình yêu gia đình. Với không gian này giúp các em có thêm điểm dừng chân, thêm trải nghiệm, thêm niềm vui trong hành trình tham quan Khu các làng dân tộc./.

Bài liên quan
  • Hoài niệm Hà Nội xưa trong "Đêm Trúc Bạch"
    Tối 29/11, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch” và Lễ công bố, trao quyết định công nhận điểm du lịch cấp thành phố và nghề truyền thống tại quận Ba Đình, khai trương sản phẩm du lịch Tuyến tàu điện số 6 tại Đảo Ngọc Ngũ Xã.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Quà chiều – Thú ăn tao nhã của người Hà Nội
    Hà Nội có nhiều điều khiến người ta yêu và nhớ. Có người yêu Hà Nội vì mùa thu với hương hoa sữa thơm nồng, có người yêu Hà Nội vì mùa hạ cùng những trái sấu chín vàng ươm, cùng những rặng hoa bằng lăng tím ngắt. Có người lại yêu Hà Nội bởi mùa đông - vì đó là mùa của tình yêu, là mùa gọi người ta xích lại gần nhau hơn, mùa của những bàn tay đan cài vào nhau, mùa của những nụ hôn và cái ôm thật chặt. Có người lại yêu Hà Nội để mỗi khi chiều về lân la những khu tập thể cũ, những ngõ nhỏ, phố nhỏ tìm kiếm thức quà chiều mà mình ưa thích nào là cháo sườn, cháo trai, bành giò, bánh gối… Những điều giản dị đó trong nhịp sống hàng ngày của người Hà Nội đôi khi lại là lý do chính để nhiều người đến, yêu và muốn gắn bó với Hà Nội.
  • Trưng bày gần 150 tài liệu, hình ảnh quý giá về 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam
    Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức giới thiệu bộ tài liệu lưu trữ quốc gia với chủ đề "80 Năm Quân đội nhân dân Việt Nam" gồm gần 150 tài liệu và hình ảnh quý giá được lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau. Các tài liệu được tuyển chọn từ các phông tài liệu hành chính như Phủ Thủ tướng, Quốc hội, Bộ Nội vụ, Chủ tịch nước/Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ...
  • Triển lãm 'Họa Cam Thảnh Cảm' vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin
    Ngày 3/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Area 75 - Art & Auction (Hà Nội) đã diễn ra khai mạc triển lãm "Họa Cam Thảnh Cảm". Triển lãm mong muốn mang sắc màu hy vọng đến với những cuộc đời bất hạnh của nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin.
  • Ngày mai 6/12, diễn ra Lễ khai trương Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội
    Sự ra đời của Trung tâm Dữ liệu chính đánh dấu một bước quan trọng trong xây dựng hạ tầng CNTT bảo đảm thành công Chương trình chuyển đổi số toàn diện của Thành phố, là nền tảng phát triển, đổi mới sáng tạo của Thủ đô và đất nước...
  • Hà Nội khảo sát cho thuê vỉa hè 123 tuyến phố
    Phí sử dụng tạm thời một phần hè phố để trông giữ phương tiện hoặc kinh doanh được xác định theo Nghị quyết số 6 ngày 7/7/2020 của HĐND Thành phố, từ 20.000 - 40.000 đồng/m2/tháng.
Đừng bỏ lỡ
“Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO