Chợ Đình Gừng xưa và nay

Hồ Sĩ Tá| 12/10/2018 15:51

Ai về Khương Hạ Đình Gừng Dưa chua, cà muối xin đừng quên nhau

Chợ Đình Gừng xưa và nay
Đền Khương Hạ (đền Cà) nơi họp chợ Đình Gừng xưa.
Câu ca dao xưa đã nêu lên nghề nghiệp đặc trưng của vùng Khương Hạ (nay thuộc phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội). Nằm ở vùng ven sông Tô Lịch, đất Khương Hạ xưa ngoài nghề chính cấy lúa, trồng rau, đánh cá “Đình Gừng bán cá đội đầu” còn có một số nghề thủ công nổi tiếng như muối dưa cà, bắt cà cuống và nghề hàn thiếc. Các hàng cơm tám giò chả phố Hàng Buồm thường dùng dưa nén của Khương Hạ Đình Gừng ăn với thịt quay nên có câu: "Thịt sơn son, dưa cuộn tròn". 

Chợ Đình Gừng ngày xưa họp tại ngã ba gần đền Cà bây giờ, chỗ gọi là quán Bồ Đình, nơi tập trung tuần phiên canh gác. Quanh chỗ đó, ngày rằm tháng tám, mồng 5 tháng 5, mồng 3 tháng 3 các ngày Tết cổ truyền người ta mổ lợn mang ra bán. Chợ không họp thành phiên, buổi sáng người ta mang cà ra bán một lúc, ngoài ra có vài hàng thiếc họ mang ra phục vụ chữa, hàn thiếc cho khách hàng, có khi vừa bán đồ sắt tây vừa hàn sửa thùng chậu. Một vài hàng xén bán kim chỉ, gương lược, phẩm nhuộm… vài người làng mang dưa, cà muối ra đó bán cho một số người cất đi nơi khác bán và là nơi hẹn nhau tập trung để cùng vào phố bán rong. Hồi ấy dân còn thưa thớt. 

Người bán hàng không có bàn, họ ngả cánh cửa ra để bán hàng bên cạnh đường còn họ đứng ở dưới ruộng bán. Chợ  không ra chợ như bây giờ, có vài đám đất rộng vào mùa thu hoạch cà người ta bầy cà ra bán la liệt. Sau dần họ đi chợ Lủ và chợ Ngã Tư Sở, điểm bán ngã ba chợ Đình Gừng ấy cũng dần teo đi, sau không còn nữa.

Như vậy chợ Đình Gừng xưa chỉ là một cái chợ làng nhỏ bé, họp vài giờ buổi sáng sớm cho dân mua bán thức ăn, không có cầu, quán chợ, họp ngoài trời, chỉ đông nhất vào mùa cà, ngồi ngay trên đám ruộng mới gặt. 

Tháng 1/ 1997, phường Khương Đình thành lập. Theo quy họach xây dựng các chợ dân sinh chung của thành phố, chợ Khương Đình được xây dựng trên nền đất của một vườn cây trước đây là ruộng. Chợ Khương Đình mới xây trên đoạn đường ngày xưa chợ Đình Gừng từng họp. Cửa chính trước mặt hướng Tây là đoạn cuối đường Khương Trung, giáp với phố Bùi Xương Trạch, lưng chợ quay về phía Nam là cánh đồng, phía Bắc giáp ngõ của phố Khương Trung, phía Nam giáp xóm Chàm còn gọi là xóm Đức Long, nay là Khu dân cư số ba. 

Chợ Khương Đình rộng tới 5000m2 được xây tường bao cẩn thận, có cả cửa phụ thông ra ngõ phố Khương Trung. Ở giữa chợ là khu nhà hai tầng, xung quanh là diện tích rộng bày bán đủ các mặt hàng. Khoảng rộng phía trước chợ chủ yếu là các hàng rau quả, thực phẩm, các hàng bát, chén, đĩa,  phía sau bán thịt và gia cầm, một số hàng ăn… Khu nhà hai tầng, tầng một chủ yếu bán các hàng điện máy, kim khí, tầng hai có phòng cho Ban quản lý chợ và các hàng vải, quần áo trẻ em… Từ khi có chợ số người vào chợ kinh doanh ngày một đông và chợ cũng ngày càng sầm uất.

Chợ Khương Đình nay nối tiếp chợ Đình Gừng xưa, là nét đẹp hài hòa trong văn hóa chợ, chúng bổ trợ cho nhau để chứng minh rằng sự thăng trầm của những ngôi chợ, mà sự tiến triển hay mất đi của nó còn in mãi trong tâm trí người dân nơi đây. 
(0) Bình luận
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
    Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
  • Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến Tây Bắc
    Hành trình "Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ" diễn ra từ ngày 26 đến 30/11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ, chương trình tri ân văn nghệ sĩ từng tham gia kháng chiến... do các cá nhân hảo tâm là văn nghệ sĩ TPHCM và các đối tác của văn nghệ sĩ thành phố ủng hộ.
Đừng bỏ lỡ
Chợ Đình Gừng xưa và nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO