Chiêu - điệu múa hồn nữ mang đặc trưng đồng bào Hà Lăng

Thanh Luận| 23/10/2017 13:03

Người Hà Lăng ở huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) cư trú ở phía Bắc dãy núi Chư Mô Ray, dân số hiện chưa đến 500 người. Khác với điệu xoang của nhiều dân tộc Tây Nguyên, điệu múa Chiêu của cộng đồng Hà Lăng mang hồn lúa và chỉ dành cho phụ nữ độ tuổi trung niên trở lên nên đặc trưng hoàn toàn khác biệt.

Chiêu - điệu múa hồn nữ mang đặc trưng đồng bào Hà Lăng
Điệu múa Chiêu chỉ được trình diễn khi dân buôn làng phải đốn sạch thân lúa còn trên rẫy làm phân bón cho vụ sau.

Theo già A Tươm, Chiêu là điệu múa nghi lễ, chứa đựng yếu tố tâm linh, thành kính và có từ thời xa xưa nhưng Chiêu thật chỉ dành cho nữ giới, mang hồn nữ thần lúa và chỉ được diễn ngay sau mùa thu hoạch lúa hay trong đám ma – mà người mất là nữ giới của buôn làng. Có lẽ vì thế mà trang phục của người biểu diễn điệu múa Chiêu rất khác khi mỗi người đều phải khoác thêm một tấm khăn choàng rộng tự chính tay mình dệt nên.

Chiêu - điệu múa hồn nữ mang đặc trưng đồng bào Hà Lăng
Nhiều phụ nữ cộng đồng Hà Lăng rủ nhau đi tắm suối trước khi được tuyển chọn múa Chiêu trong buôn làng.

Để được biểu diễn điệu múa Chiêu, buôn làng cộng đồng Hà Lăng nếu không có người nữ giới có uy tín bị mất đi thì chỉ còn dịp ngay sau vụ thu hoạch lúa. Bà con buôn làng phải cắt bỏ những gốc rạ còn sót trên nương rẫy, đốt hết để làm phân bón cho vụ sau lúc đó mới được nghĩ đến lễ hội và điệu múa Chiêu.

Chiêu - điệu múa hồn nữ mang đặc trưng đồng bào Hà Lăng

Một đợt diễn tập múa Chiêu của cộng đồng Hà Lăng khu vực Bắc Tây Nguyên. 

Với mỗi phụ nữ đồng bào Hà Lăng, điệu múa Chiêu không chỉ là nghi lễ nhưng số lượng phụ nữ Hà Lăng tham gia không hạn chế và phải nhớ là con số chẵn. Và trước khi được hội đồng buôn làng cho trình diễn điệu múa Chiêu, các phụ nữ tham dự phải đi tắm rửa thật sạch sẽ mới được tham dự lễ hội của buôn làng.

Thông thường, những phụ nữ trung niên đến lớn tuổi mới được trình diễn Chiêu với buôn làng nhưng phải luôn luôn là chẵn, thường chỉ từ 8 đến 16 người.

Từng cặp nghệ nhân trong vòng Chiêu đứng đối diện nhau, nhún theo nhịp chiêng xoay từ 80 độ rồi trở lại vị trí ban đầu. Vòng Chiêu di chuyển chậm quanh cây nêu hoặc nơi đặt người quá cố. Bàn chân của nghệ nhân Chiêu gần như không bước, không rời mặt đất, mà dùng gót chân và mũi bàn chân nhích "lần" theo hướng dịch chuyển.

Dù xoay về hướng nào, thì hai cánh tay của nghệ nhân cũng giữ nguyên tư thể đưa vòng ra trước ngực, lòng bàn tay hướng vào trong, các đầu ngón tay chạm nhau, vẻ mặt luôn kính cần, trang nghiêm và đây cũng là lời cầu xin được giúp đỡ để thóc lúa đầy kho, trâu dê đầy chuồng...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Chiêu - điệu múa hồn nữ mang đặc trưng đồng bào Hà Lăng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO