Chấn chỉnh nghệ sĩ "lệch chuẩn": Bài 2 - Tẩy chay sáng suốt và truyền thông thấu đáo

arttime| 21/07/2022 15:46

"Ban tặng cho những người hoạt động văn hóa, nghệ thuật danh xưng đẹp đẽ là nghệ sĩ cũng nói lên tầm ảnh hưởng, tác động, chi phối công chúng thông qua lối sống và cách hành xử của họ với cộng đồng".

Chấn chỉnh nghệ sĩ "lệch chuẩn": Bài 1 - Bắt bệnh và kê đơn

Mới đây, thông tin một cô gái Tây Ban Nha cáo buộc hai nghệ sĩ Việt Nam cưỡng bức được dư luận đặc biệt quan tâm.  

Hai nghệ sĩ người Việt là diễn viên, nhạc sĩ nổi tiếng (một người 37 tuổi và người còn lại 42 tuổi) đã bị bắt tại khách sạn vào rạng sáng 25/6 (giờ địa phương) và hiện được tại ngoại nhưng cấm rời khỏi Tây Ban Nha trong khi cuộc điều tra đang diễn ra.

Chấn chỉnh nghệ sĩ

Báo chí nước ngoài đưa tin về vụ việc (Nguồn: Majorcadailybulletin)

Tất nhiên những hành vi vi phạm pháp luật sẽ được các cơ quan chức năng điều tra xử lý, nhưng sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội tới câu chuyện này là một vấn đề đáng phải suy nghĩ, bởi đó không đơn giản chỉ là chuyện “tật xấu” của một vài người trong giới showbiz mà là đạo đức của một bộ phận những "người của công chúng" hiện nay đang có vấn đề.

Có nên cấm sóng? 

Ở Trung Quốc, những người nổi tiếng vướng bê bối đời tư, có hành vi vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội có thể bị cấm sóng vĩnh viễn, bị xóa hết hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các bộ phim, các chương trình mà họ đã tham gia.

Ví dụ như Ngô Diệc Phàm, Trịnh Sảng... ngay khi vừa dính bê bối đời tư đã bị cơ quan quản lý "phong sát", cấm sóng truyền hình và khán giả đồng loạt tẩy chay triệt để, không cho họ đường quay lại showbiz. Những người nổi tiếng đó đã phải trả giá bằng con số gấp trăm lần so với những gì họ nhận được trước đó.

Chấn chỉnh nghệ sĩ

Ngô Diệc Phàm và Trịnh Sảng - hai sao hạng A mất sự nghiệp trong năm 2021. Diệc Phàm đang bị giam vì cáo buộc hiếp dâm, Trịnh Sảng bị buộc tội trốn thuế, vướng ồn ào thuê người mang thai.

Còn ở Việt Nam, nghệ sĩ thường chỉ bị cắt sóng tạm thời để lánh nạn. Sau một thời gian những bê bối lắng xuống, nghệ sĩ vẫn có thể tiếp tục hoạt động nghệ thuật, thậm chí xuất hiện với tần suất dày đặc trên sóng truyền hình hay có những trường hợp còn được “tẩy trắng”.

Mặc dù là chuyện ồn ào đời tư, nhưng với cương vị là một nghệ sĩ, người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội, vấn đề đạo đức cá nhân cần phải được đề cao hơn hết. Nhưng khi sự lệch chuẩn của nghệ sĩ vẫn còn dễ dàng được tha thứ, dư luận không khỏi băn khoăn, rằng nên có một "bản án" như ở Trung Quốc để thanh lọc showbiz? Nhất là khi các chế tài thuộc lĩnh vực này ở nước ta dường như chưa đủ mạnh...

Arttimes.vn ghi nhận ý kiến của NSND Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Chấn chỉnh nghệ sĩ

Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên

"Tẩy chay cũng nên sáng suốt"

Ban tặng cho những người hoạt động văn hóa, nghệ thuật danh xưng đẹp đẽ là nghệ sĩ cũng nói lên tầm ảnh hưởng, tác động, chi phối công chúng thông qua lối sống và cách hành xử của họ với cộng đồng.

Nhiều khán giả trẻ xem một số nghệ sĩ nổi tiếng như là tấm gương, là thần tượng để noi theo, học theo. Vậy nên việc những phương tiện truyền thông đại chúng có biện pháp mạnh tay như “cấm sóng” cũng là điều đúng đắn để ngăn chặn hình ảnh của những nghệ sĩ không lành mạnh đến với công chúng.

Mặt khác, những nghệ sĩ đã nổi tiếng và có được sự yêu mến của công chúng phải luôn ý thức được việc truyền bá hình ảnh tích cực đến với mọi người. Nghệ sĩ thường phải biết chừng mực từ lối sống, cho đến lời ăn tiếng nói khi phát ngôn, cách ứng xử với chính đồng nghiệp và những người xung quanh, đồng thời phải là người có trách nhiệm cao với xã hội.

Thế nhưng cần nhìn nhận khách quan rằng nghệ sĩ cũng là con người, có ưu điểm cũng sẽ có khuyết điểm, có lúc sơ sểnh là điều khó tránh khỏi. Có những nghệ sĩ làm nghề rất giỏi, nhưng trong đời tư lại có khiếm khuyết, có hơi bê tha thậm chí có những lúc sa đà để phạm phải sai lầm. Sau đó họ muốn quay trở lại để tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật, họ cảm thấy ăn năn và muốn sửa chữa quá khứ. Đối với những trường hợp như vậy, sự tha thứ của công chúng là điều cần thiết.

Có tẩy chay cũng nên sáng suốt. Có những nghệ sĩ tái phạm nhiều lần, bản chất khó sửa nhưng cũng có những nghệ sĩ vấp váp khi tuổi đời còn trẻ mà họ biết tu dưỡng phấn đấu, thì công chúng cần tạo điều kiện cho họ trở lại. Xã hội nhân ái là ở chỗ đó!

Còn trên góc độ pháp lí, họ là công dân, họ phạm tội thì đã có pháp luật vào cuộc, vi phạm ở mức nào thì xử phạt ở mức đó và chắc chắn sẽ không có ngoại lệ.

 Truyền thông cũng cần có sự thấu đáo

Thứ nhất, truyền thông nên có trách nhiệm trong việc “sàng lọc” hình ảnh nghệ sĩ xuất hiện trước công chúng. Dẫu biết việc xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình buộc các nhà đài phải đáp ứng một số điều kiện từ phía nhà tài trợ. Dẫn đến việc trong số nhiều nghệ sĩ nổi tiếng vì tài năng được “lăng xê” trên sóng truyền hình, có những người là tài năng thật, nhưng cũng có người lại được truyền thông tâng bốc “lên mây” khiến công chúng ngộ nhận.

Thứ hai, việc "cấm sóng" nghệ sĩ nên có sự đồng bộ trong các lĩnh vực truyền thông. Ví như có nghệ sĩ bị cấm sóng trên truyền hình nhưng lại vẫn xuất hiện với tần suất dày đặc trên các trang báo điện tử. Dẫn đến nhiều trường hợp có người cố tình tạo scandal để được nổi tiếng, để được xuất hiện nhiều trên báo chí. Đấy cũng là một cách PR tên tuổi dù không đàng hoàng. Vô tình tạo ra hiệu ứng ngược của việc lên án.

Thứ ba, nhiều tin bài hiện nay có xu hướng săm soi, đào sâu thái quá vào đời tư nghệ sĩ, đưa những câu chuyện nhảm nhí lên mặt báo nhằm câu view mà quên đi vai trò, trách nhiệm của báo chí cách mạng, với chức năng định hướng, dẫn đường, giáo dục cái đẹp cho công chúng. Như vậy phải chăng chính truyền thông cũng đang lệch chuẩn?

Một trong những vai trò quan trọng của truyền thông là định hướng dư luận xã hội. Khi đứng trước những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, bên cạnh trách nhiệm thông tin kịp thời, nhà báo và cơ quan báo chí phải đặt trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội lên trên; tức là trăn trở, tìm hiểu và lý giải vấn đề một cách thấu đáo với cái nhìn sắc nét, biện chứng. Từ đó, nhà báo giúp dư luận có những suy nghĩ, tình cảm, hành động đúng để bảo vệ cái tốt, cái tiến bộ, đấu tranh với cái xấu, cái ác.

Nhìn lại câu chuyện của showbiz Việt, dẫu biết sự chuẩn mực đạo đức của nghệ sĩ mới là yếu tố cốt lõi trong việc gìn giữ văn minh cho môi trường văn hóa nghệ thuật. Thế nhưng cũng rất cần sự thấu đáo của truyền thông để vấn đề này được giải quyết đúng hướng. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Dáng quê
    Chúng ta ai cũng có một quê hương của riêng mình. Ở đó đôi khi chỉ giản đơn là một con đường, hàng cây, bờ tre, khóm chuối… Nhưng đó cũng là những hình ảnh thân thương gắn liền với ngày tháng tuổi thơ. Hôm nay podcast Tản văn được gửi đến quý vị và các bạn tác phẩm “Dáng quê” của tác giả Kim Loan.
  • Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư, tạo nguồn lực phát triển Hà Nội
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương và 55 điều (giảm 4 Điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023), trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 55 Điều, bỏ 6 Điều, bổ sung mới 2 Điều. Nổi bật, Điều 43 tại Dự thảo Luật Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi để góp vào sự phát triển Thủ đô.
  • Đọc “Đồng vọng” của Trịnh Thu Tuyết
    Khi cầm trên tay "Đồng vọng" thì trái tim tôi đã đồng vọng tự bao giờ. Và tôi luôn thầm nhủ: tác giả là một người bạn lớn.
  • Chương trình nghệ thuật mùa Vu Lan 2024: Ý nghĩa văn hóa hiếu đạo
    Chương trình nghệ thuật “Vu Lan - Đạo Hiếu và Dân tộc” sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 10/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình An Viên cùng các trang mạng xã hội.
  • Tạp chí Anh đề xuất Hội An là điểm đến tuyệt vời để du lịch vào tháng 7
    Tạp chí Time Out của Anh đã đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới để du lịch vào tháng 7. Trong đó, Hội An xếp vị trí thứ 7.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát hành bộ tem "Cây chè"
    Ngày 21-5, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Cây chè”. Bộ tem gồm 2 mẫu tem và 1 blốc, giá lần lượt là 4.000 đồng, 12.000 đồng và 15.000 đồng.
  • Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
    Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Chấn chỉnh nghệ sĩ "lệch chuẩn": Bài 2 - Tẩy chay sáng suốt và truyền thông thấu đáo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO