Câu lạc bộ tuồng Dương Cốc: Từ "tiếng hát át tiếng bom" đến giai điệu đi cùng năm tháng

nhipsonghanoi| 23/07/2022 11:29

Một thời, những làn điệu tuồng cổ rộn rã cả vùng quê, át tiếng bom, cổ vũ người lính ra trận, nông dân thêm hăng say lao động... Ngày nay, những làn điệu này lại đồng hành với người dân thôn Dương Cốc (xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội) trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới.

Câu lạc bộ tuồng Dương Cốc: Từ
 Câu lạc bộ tuồng thôn Dương Cốc luôn giữ được bản sắc nhờ nhiều nghệ sĩ gạo cội tâm huyết.

Cơ duyên từ chiến tranh, gian khó

Là miền quê thuần nông nhưng từ xưa, Dương Cốc đã nổi tiếng là "làng ca hát của xứ Đoài". Người làng không chỉ có năng khiếu hát dân ca, mà còn có tình yêu dành cho các loại hình nghệ thuật truyền thống.

Từ những năm 50 của thế kỷ trước, thôn Dương Cốc đã có những đội văn nghệ chuyên hát chèo, cải lương phục vụ nhân dân dịp lễ, Tết... Cho đến năm 1967, Nhà hát Tuồng Đào Tấn về làng sơ tán tránh cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ thì tình yêu ấy như được tiếp thêm nguồn sinh lực, để người dân Dương Cốc "say" nghệ thuật tuồng lúc nào không biết.

Điều lý thú là trong giai đoạn chiến tranh, tới 70% người dân Dương Cốc biết hát tuồng. Ông Nguyễn Văn Lý - Chủ nhiệm Câu lạc bộ tuồng Dương Cốc chia sẻ, có thể nói, những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tiếng tuồng Dương Cốc đã "át tiếng bom", làm nên kỳ tích "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", cùng cả nước làm nên Mùa xuân đại thắng 1975 vĩ đại. Nay vẫn tiếng tuồng ấy, nhưng là của thế hệ mới đang góp phần tạo nên sức sống để Dương Cốc vững bước trong cuộc cách mạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Niềm vui lớn của Câu lạc bộ tuồng Dương Cốc là đã có 11 thành viên có tên trong danh sách được đề nghị xét phong danh hiệu Nghệ nhân ưu tú và đã được xét duyệt. Đây chính là nguồn động viên để Câu lạc bộ tuồng Dương Cốc vững tin vào những giá trị của "thương hiệu" tuồng Dương Cốc.

Câu lạc bộ tuồng Dương Cốc: Từ

Hơn nửa thế kỷ say sưa với loại hình nghệ thuật thuộc di sản văn hóa phi vật thể của nước Việt, người Dương Cốc đã làm cho nơi đây xứng danh "đất tuồng có một không hai của xứ Đoài" nói riêng và của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến nói chung.

Cho đến nay, Câu lạc bộ tuồng Dương Cốc có gần 100 vở diễn, hơn 200 giải vàng tại các kỳ hội diễn, liên hoan nghệ thuật cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quân khu và toàn quốc. Những vở tuồng như "Trần Quốc Toản ra quân", "Cô gái sông Tích",  "Sáng mãi niềm tin", "Trưng nữ vương đề cờ"... đã làm nên tên tuổi của đội tuồng Dương Cốc.

Song hành với xây dựng quê hương

Bà Nguyễn Bích Hảo, một nghệ sĩ nông dân say mê điệu hát tuồng trên đất Dương Cốc từ tấm bé chia sẻ, hát tuồng đòi hỏi người diễn viên có sức khỏe tốt bởi hát tuồng nặng hơi, bộ điệu cũng khác so với các môn nghệ thuật khác. Hát tuồng đi đôi với các điệu múa bằng các thế võ, nên mất rất nhiều sức. Kiểu cách đi đứng còn dùng để biểu lộ cái "tâm" của nhân vật thiện, ác.

Theo bà Hảo, diễn tuồng khó nhất là ở ý tứ, ngôn ngữ cơ thể; hành động phải ăn khớp, phù hợp. Nhiều người dân Dương Cốc đã "thấm" được cung cách, điệu bộ ấy một cách tự nhiên ngay từ những ngày thơ ấu khi ngồi xem tuồng trong sân chùa, sân đình làng, nên khi đến tuổi, với sự kèm cặp của các thế hệ đi trước, họ trở thành lớp kế cận đầy tiềm năng. Nhờ vậy, hôm nay về Dương Cốc, không khó khi tìm gặp gia đình có 2-3 thế hệ say mê nghệ thuật tuồng.

Câu lạc bộ tuồng Dương Cốc: Từ

Còn bà Nguyễn Ngọc Huyền, cũng là thành viên Câu lạc bộ tuồng Dương Cốc, cho hay, ngày nay, nhu cầu thưởng thức văn hóa của người dân đa dạng hơn nhưng người dân Dương Cốc vẫn cùng lớp người yêu tuồng cổ nỗ lực giữ gìn môn nghệ thuật truyền thống này.

"Mỗi khi địa phương yêu cầu diễn các vở tuồng trong các đêm giao lưu văn nghệ quần chúng, chúng tôi vẫn luôn say sưa tổ chức tập và biểu diễn. Chúng tôi tự hào mặc dù chỉ là "văn nghệ quần chúng" nhưng đội tuồng làng Dương Cốc chuyên nghiệp từ diễn viên, phục trang cho tới âm nhạc và đặc biệt là kỹ thuật biểu diễn. Tại các hội diễn sân khấu không chuyên toàn quốc, đội tuồng Dương Cốc luôn để lại dấu ấn sâu sắc cho khán giả và đồng nghiệp...", bà Huyền chia sẻ.

Mong muốn lớn nhất của các nghệ nhân tuồng gạo cội ở Dương Cốc như ông Lý, bà Huyền, bà Hảo... là chính quyền địa phương và thành phố Hà Nội tiếp tục có chính sách hỗ trợ kinh phí, đào tạo, tập huấn chuyên nghiệp cũng như tạo sân chơi, đất diễn cho Câu lạc bộ. Có như vậy, mạch nguồn của môn nghệ thuật này sẽ được tiếp nối và ngày càng thăng hoa.

Phó Bí thư Thường trực xã Đồng Quang Nguyễn Văn San cho biết, song hành cùng biến cố của lịch sử và thời gian, nghệ thuật tuồng cổ của làng Dương Cốc đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn để tồn tại và phát triển. Thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp tục động viên, khích lệ, quan tâm tạo sân chơi, biểu diễn cho Câu lạc bộ trong các sự kiện trọng đại của địa phương, tại các hội thi văn nghệ quần chúng, ngày lễ, Tết... với hy vọng tuồng Dương Cốc luôn giữ được bản sắc, sống mãi với thời gian...

(0) Bình luận
  • Hà Nội mong các nhà khoa học tiếp tục đồng hành để triển khai Luật Thủ đô khả thi, hiệu quả
    Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, cho biết, Thành phố rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học vào việc xây dựng các văn bản pháp luật để cụ thể hóa, triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
  • [Video] Thị xã Sơn Tây nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, tự hào miền đất xứ Đoài của Thủ đô
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và 555 danh xưng Sơn Tây diễn ra tối 10/11, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thị xã Sơn Tây đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng. Cùng đó, chương trình nghệ thuật “Sơn Tây – Ngời sáng miền đất cổ” tại Lễ kỷ niệm đã khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất, con người Sơn Tây trong quá trình xây dựng, phát triển và những đóng góp to lớn trong lịch sử đất nước và Thủ đô Hà Nội.
  • Tây Hồ: 06 chương trình công tác toàn khóa có ý nghĩa quan trọng, đột phá
    Sáng 8/11, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận khóa VI tổ chức Hội nghị chuyên đề dưới sự chủ trì của các đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy; đồng chí Nguyễn Lê Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ; đồng chí Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận.
  • Quận Hai Bà Trưng: Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, tuyến phố văn minh đô thị
    Được sự quan tâm của Quận ủy, UBND quận và sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội từ quận tới cơ sở; thông qua triển khai thực hiện cuộc thi, mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng bước đầu đi vào nề nếp, ổn định và trật tự. Người dân tự giác hơn trong việc bảo vệ môi trường, duy trì việc phân loại rác, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định và thực hiện trật tự đô thị.
  • Hà Nội tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
    Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Hà Nội tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 cho những người làm báo của Thành phố
    Ngày 25/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tuyên truyền Luật Thủ đô 2024. Lớp tập huấn diễn ra tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 300 cán bộ, phóng viên, biên tập thuộc khối báo chí - xuất bản Thành phố Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Câu lạc bộ tuồng Dương Cốc: Từ "tiếng hát át tiếng bom" đến giai điệu đi cùng năm tháng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO