Đời sống văn hóa

Cận cảnh các ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng ở Làng văn hóa truyền thống các dân tộc A Lưới

Hà Oai 29/07/2024 07:14

Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) là nơi tổ chức các lễ hội văn hóa, tái hiện nét đẹp và cảnh sinh hoạt của đồng bào các dân tộc huyện miền núi A Lưới.

A Lưới là một huyện miền núi nằm trên trục đường Hồ Chí Minh ở phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Pa Kô, Tà Ôi, Ka Tu… với dân số 14.343 hộ/54.402 khẩu và hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 76,8% nên hội tụ đa dạng những truyền thống văn hoá dân tộc rất đặc sắc, có giá trị.

z5672678663572_f4a16be4f3f44d1c8a3966659b673145.jpg
Một trong 4 ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng của đồng bào các dân tộc A Lưới (Thừa Thiên Huế).

Nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc, phát huy giá trị các lễ hội truyền thống, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa của người dân và du khách… tháng 7/2022 UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) phê duyệt Dự án đầu tư Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới tại xã Hồng Thượng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) để tạo điều kiện thuận lợi để phát huy giá trị các nghề truyền thống tại A Lưới và góp phần phát triển kinh tế xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới có diện tích 5ha với tổng vốn đầu tư gần 21 tỷ đồng từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 bao gồm khối nhà sinh hoạt cộng đồng chung, nhà ở truyền thống cho người Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô và các hạng mục phụ trợ khác như sân, vườn, đường giao thông, điện, nước, trang trí cảnh quan…

Sau một thời gian thi công, đến nay đã hình thành Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới với 4 ngôi nhà truyền thống khang trang… mang bản sắc văn hóa của A Lưới. Theo UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới là nơi tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống, tái hiện nét đẹp, cảnh sinh hoạt trong đời sống của đồng bào các dân tộc… để tạo điểm nhấn kết nối du lịch.

Những hình ảnh PV Tạp chí Người Hà Nội ghi nhận tại Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới.

z5672686393146_3264e051c46a3e2e8d654d85ca886682.jpg
Ngôi nhà to nhất mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc huyện A Lưới.
z5672682010279_5fceb5ce32644de8ec24028a4af2e3b8.jpg
Nhà sinh hoạt cộng đồng với lối lên rộng ở giữa và tạo nên nét độc đáo riêng.
z5672683747231_dbc1f73e6dd53b61e0fd360f334303a5.jpg
Ngôi nhà có lối lên ở hai bên.
z5672687476104_3242c560a3036efbd052aef9f1264f98.jpg
Ngôi nhà có lối lên ở giữa rộng lớn và hai bên tạo nên nét đẹp đẹp truyền thống.
z5672690570023_30305eb8c90ee068055935ae06eb4aee.jpg
Sàn nhà được lắp bằng gỗ.
z5672679395935_ac52d22966b6cc00afa53f33e725f21e.jpg
Lối lên nhà được trang trí đẹp mắt.
z5672690556432_85363b66c034e784f2e52fc6e6b0929c.jpg
Phía trên bên trong các căn nhà sinh hoạt cộng đồng.
z5672690565480_bb45468dc8615db385e39e5691213558.jpg
Các hoa văn trang trí tinh tế trên các thanh gỗ và tạo ra thoáng mát cho căn nhà truyền thống.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Đền Rừng: Những suất cơm nghĩa tình trong mùa Phật Đản
    Ngày 13/5/2025, trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh và thấm đẫm tinh thần từ bi của mùa Phật Đản, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) đã diễn ra một hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn và giàu giá trị văn hóa. Hoạt động do sự chung tay của đền Rừng (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) và chùa Đông Các Tự (La Xuyên, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì) khởi xướng cùng sự góp sức âm thầm của đông đảo phật tử, thiện tín gần xa.
  • Chùm ảnh Xá lợi Đức Phật được cung rước về chùa Quán Sứ
    Chiều ngày 13/5, vào lúc 15 giờ, xá lợi Đức Phật được cung rước từ Sân bay Nội Bài đi qua các tuyến đường quan trọng của Thủ đô như: Cầu Nhật Tân - đường Võ Chí Công - đường Đào Tấn - đường Kim Mã - đường Lê Duẩn - đường Trần Nhân Tông - đường Trần Bình Trọng - Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô - chùa Quán Sứ.
  • Nhiều bảo vật quốc gia sẽ được trưng bày tại triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”
    Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An và các tỉnh, thành phố tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 16 - 20/5 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, phố đi bộ Hồ Tùng Mậu, TP. Vinh, Nghệ An.
  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2025: 70 năm niềm tin và khát vọng vươn mình
    Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hải Phòng cho biết, Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025) và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2025 với chủ đề “Hải Phòng – 70 năm niềm tin và khát vọng vươn mình” diễn ra vào ngày 13/5/2025.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội
    Nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đến với nhân dân Thủ đô Hà Nội và bạn bè quốc tế, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức chương trình “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025” từ ngày 16/5/2025 đến 18/5/2025 tại các địa điểm trung tâm của Thủ đô Hà Nội.
  • Triển lãm văn hoá Phật giáo Đại lễ Vesak 2025
    Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại TP.HCM, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức Triển lãm “Văn hóa Phật giáo Việt Nam: Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc, Di sản”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Cận cảnh các ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng ở Làng văn hóa truyền thống các dân tộc A Lưới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO