"Cái ác vẫn đang tồn tại, không phải do các bộ phim 'dạy' xã hội"

vov| 27/09/2021 23:05

Theo nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, mô tả xã hội như nó vốn có, để tìm giải pháp điều chỉnh là nghĩa vụ của nghệ thuật phim truyện. Không thể coi đề tài chống tội phạm là đề tài cần “e ngại” hay cấm kỵ.

Những ngày qua, bộ phim truyền hình “Người phán xử” trở thành tâm điểm dư luận sau phát biểu của Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh tại cuộc họp góp ý cho dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) diễn ra ngày 14/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi ông cho rằng sau khi công chiếu bộ phim này, tình hình các băng ổ nhóm tội phạm xã hội đen xảy ra rất nhiều.

"Chúng ta đất nước quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng luật không giải quyết được, mà đưa cho ông trùm làm người phán xử, kể cả phán xử cả lực lượng công an. Phán xử tất cả mà đưa vào đó chiếu trên giờ vàng thì ai chịu trách nhiệm về vấn đề này", Thiếu tướng Lê Tấn Tới nói.

Phóng viên VOV.VN đã có cuộc trao đổi với nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã về vấn đề này:

Khán giả không phải là những cái máy chỉ thẩm thấu một chiều

PV: Quan điểm của bà như thế nào về về ý kiến sau khi chiếu phim "Người phán xử" thì băng nhóm tội phạm "xã hội đen" xảy ra nhiều hơn…đang gây xôn xao trong dư luận?

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã: Có thể nói ý kiến cho rằng phim về tội phạm khiến cho hành vi phạm tội gia tăng trong xã hội là một ý kiến ấu trĩ, thiếu hiểu biết. Từ thượng cổ cặp phạm trù “Thiện – Ác” đã được khai thác triệt để trong các câu chuyện kể, trong các vở kịch và các bộ phim truyện trên khắp thế giới. Không nói đến cái ác, làm sao nói được những hy sinh khốc liệt hoặc thầm lặng mà những người hùng bảo vệ xã hội của chúng ta phải trải qua?

Không thể cứ ngồi trong tháp ngà để nhắm mắt coi như không có một thế giới tội phạm đang ngày càng phát triển tinh vi và phức tạp ngay trong lòng xã hội Việt Nam đương đại. Cái ác đang tồn tại, không phải do các bộ phim “dạy” xã hội làm ác. Nó phát sinh từ lòng tham, từ sự ích kỷ, từ tâm ác, và cả từ sự thiển cận nữa. Nghệ thuật phim truyện phải chỉ đích danh chúng, phân tích nguyên nhân và động cơ hành động của chúng, để từ đó cho thấy mỗi chiến công của lực lượng bảo vệ xã hội phải vượt lên những cam go, phải chấp nhận hy sinh như thế nào.

PV: Nếu một người đủ năng lực hành vi dân sự, xem phim nhưng không phân biệt được tốt, xấu mà bắt chước theo cái xấu, vậy phim ảnh có lỗi không?

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã: Tôi xin nhắc lại, là thật ấu trĩ khi nói rằng ai đó xem phim về đề tài chống tội phạm lại có thể trở thành tội phạm do “bắt chước”. Nghệ thuật phim truyện có đủ các giải pháp để giúp khán giả nhận diện cái đúng cái sai, cái nên làm và cái nên tránh xa. Vả lại khán giả không phải là những cái máy chỉ thẩm thấu một chiều. Năng lực dân sự của họ không chỉ để chịu trách nhiệm trước pháp luật, mà còn để tự kiểm soát, tự chịu trách nhiệm trước các nền tảng đạo lý và lương tâm của chính họ.

Nếu nói đến tác động nào đó không kiểm soát được đối với hành vi của khán giả thì tôi nghiêng về hướng các tình tiết tội phạm này (bạo lực, tham nhũng…) sẽ khiến cho “người nào đó” có tật giật mình. Một kẻ có máu bạo lực sẽ nhìn thấy hành vi bạo lực của mình đáng kinh tởm thế nào. Một kẻ tham nhũng sẽ phải tự sờ gáy khi thấy các “mánh” của mình dường như bị bóc mẽ trên phim. Không có ai thấy kẻ tham nhũng phải tra tay vào còng lại mong ước mình sẽ hành động để có kết cục ấy. Và đây là một trong những nhiệm vụ tối thượng của phim ảnh.

Có thể xem xét lại khung giờ phát sóng

PV: Bà nghĩ sao về việc cần chế tài nghiêm khắc các phim có yếu tố bạo lực vì có người cho rằng dòng phim tội phạm không có giá trị giáo dục, thẩm mỹ, ảnh hưởng xấu trẻ nhỏ, vị thành niên?

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã: Việc điều chỉnh liều lượng các tình tiết bạo lực đã có luật. Người làm phim cần tuân thủ luật pháp khi tác nghiệp. Đối với trẻ em, thì trong Luật Điện ảnh có các điều khoản về phân loại phim. Việc kiểm soát cho trẻ em được xem phim này hoặc không được xem phim kia thuộc về trách nhiệm gia đình trước hết.

Đồng thời, cũng như với phim có yếu tố tình dục một thời cũng gây tranh luận và đài truyền hình đã đẩy các phim này xuống một khung giờ phát sóng mà các gia đình có thể kiên quyết yêu cầu trẻ em không được xem tivi nữa....thì nếu các phim về đề tài chống tội phạm có những chuỗi hình ảnh quá tầm hiểu biết và cảm thụ của trẻ em thì cũng cần xem xét lại khung giờ phát sóng. Tuy nhiên, tôi phải nói thật rằng các phim về đề tài chế ngự tội phạm của Việt Nam làm chưa tới, cả về việc mô tả thế giới tội phạm lẫn các chiến công của lực lượng hành pháp, tư pháp...  

PV: Trước những lo ngại về phim mà nhiều yếu tố bạo lực quá cũng dễ khiến chức năng giáo dục bị suy giảm, gây bức xúc hoặc ám ảnh xã hội, bà có nghĩ rằng các nhà làm phim sẽ phải e ngại một mảng đề tài hay chỉ để đảm bảo an toàn?

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã: Mô tả xã hội như nó vốn có, để tìm giải pháp điều chỉnh là nghĩa vụ của nghệ thuật phim truyện. Không thể coi đề tài chống tội phạm là đề tài cần “e ngại” hay cấm kỵ. Thế giới đã hình thành một thể loại phim “phân tích tâm lý tội phạm” như một cách cảnh báo và chỉ dẫn cho xã hội tránh xa nó. Mặt khác cũng kích hoạt cảm xúc mang xu hướng ghê tởm, kinh sợ với chân dung kẻ phạm tội, từ đó nhắc nhở người dân tránh xa các hành vi có thể dẫn họ đến vòng lao lý.

Từ góc nhìn khác, muốn nói đến hoặc ca ngợi các anh hùng chống tội phạm thì không cách gì bỏ qua việc đề cập đến thế giới tội phạm ấy. Đây là một đề tài cần thiết cho xã hội, tuy nhiên cần cân đối trong cả hệ thống đề tài được khai thác trong năm và giữa các kênh, và tôi thấy các nhà đài đã rất cân bằng trong việc hoạch định đề tài như hiện nay.

PV: Xin cảm ơn bà!./.

Bộ phim truyền hình "Người phán xử" công chiếu giờ vàng trên sóng VTV vào tháng 3/2017, thuộc thể loại hình sự và dài 46 tập. Kịch bản phim được kế thừa từ bộ phim cùng tên của nền điện ảnh truyền hình Israel, khai thác bức tranh đa chiều về đời sống, suy nghĩ, tình cảm, các mối quan hệ phức tạp và cuộc chiến giành quyền lực trong giới giang hồ hiện đại. 

Tại giải thưởng Ấn tượng VTV 2017, phim "Người phán xử" đã giành được giải thưởng ở 2 hạng mục danh giá là giải Phim truyền hình ấn tượng và Diễn viên nam ấn tượng (NSND Hoàng Dũng).

(0) Bình luận
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
  • Mùa xuân vãn chuyện bút danh
    Bút danh của nhà báo, nhà văn Việt Nam là một chủ đề phong phú, độc đáo. Đó không chỉ là một cái tên, mà còn ẩn chứa câu chuyện riêng, gắn liền với kỷ niệm, tình cảm và sự sáng tạo. Dù tên thật hay ngẫu nhiên, mỗi bút danh đều phản ánh một phần tâm hồn và hành trình của người viết.
  • Rắc rối con số
    Số 0. Cách viết số 0 đặt trước một, hai số khác (hoặc cả dãy số) đã có từ lâu. Đã nhiều năm rồi ít thấy. Mới đây, cách viết ấy lại xuất hiện nhiều, tạo thuận lợi cho đời sống xã hội thời đổi mới - hội nhập, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái và hài hước.
  • Nói chệch, viết trật
    Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.
  • Tác phẩm văn học chuyển thể thành phim - nhìn từ "Đất rừng phương Nam"
    Bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đã vượt mốc 100 tỷ doanh thu phòng vé sau hơn 10 ngày công chiếu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
"Cái ác vẫn đang tồn tại, không phải do các bộ phim 'dạy' xã hội"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO