Âm nhạc

Ca sĩ Lê Minh Ngọc: Lặng lẽ “gieo mầm” tình yêu âm nhạc

Trung Kiên 09/06/2025 15:40

Mang trong mình nét hào hoa, tinh tế đặc trưng của người Hà Nội gốc, ca sĩ Lê Minh Ngọc không chỉ được biết đến bởi giọng hát ngọt ngào, đầy truyền cảm, mà còn bởi phong thái làm việc mực thước, chỉn chu, tràn đầy đam mê với nghệ thuật.

Trên cương vị Trưởng ban Văn hóa nghệ thuật Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam, chị lặng lẽ “gieo mầm” tình yêu âm nhạc vào đời sống tinh thần của cộng đồng người cao tuổi, tạo nên một không gian nghệ thuật ấm áp, nhân văn và giàu cảm xúc.

chi-ngoc-3.jpg
Ca sỹ Lê Minh Ngọc hiện là Trưởng ban Văn hóa nghệ thuật Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam. (Ảnh: NVCC).

Trong suốt những năm qua, mỗi chương trình văn nghệ của Hội Người cao tuổi Thủ đô đều có bóng dáng một người phụ nữ với nụ cười tươi tắn, giọng hát mượt mà và tấm lòng đầy nhiệt huyết. Dù không có kinh phí, không thù lao, chị vẫn dành trọn tâm huyết và sự chuyên nghiệp như một nghệ sĩ thực thụ.

Với chị, niềm vui giản đơn nhất là được nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ, ánh mắt hạnh phúc của các bác, các cô chú mỗi khi họ vang lên tiếng hát trên sân khấu - đó chính là phần thưởng quý giá nhất cho tất cả những cố gắng của chị. “Làm những việc này không tiền nhưng tôi thấy vui. Mỗi lần cùng các bác tập luyện, tôi thấy như sống lại tuổi trẻ của mình. Khi ánh đèn sân khấu bật lên, khi khán giả vỗ tay, đó là giây phút không gì sánh được. Tôi nghĩ, sống là để cống hiến mà nghệ thuật thì đâu phân biệt tuổi tác”, ca sỹ Lê Minh Ngọc tâm sự.

Xuất thân là cô giáo mầm non, từng là thành viên Đoàn hợp xướng Hanoi Harmony nức tiếng do PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường phụ trách suốt nhiều năm, chị Ngọc bước vào con đường âm nhạc với tất cả sự khiêm nhường và đam mê. Chính quá trình rèn luyện trong môi trường nghệ thuật nghiêm túc ấy đã giúp chị tích lũy kinh nghiệm, giữ vững “gu” thẩm mỹ tinh tế, khéo léo truyền cảm hứng cho cộng đồng người cao tuổi - những người tưởng chừng đã ở bên kia con dốc cuộc đời, nay bỗng sống lại những năm tháng rực rỡ qua từng nốt nhạc, vũ điệu.

Nét thanh lịch, nhã nhặn của người Tràng An luôn hiện diện trong cách chị tiếp cận công việc - từ cách trò chuyện, giao tiếp với đồng nghiệp, hội viên, đến cách tổ chức từng buổi biểu diễn đều thấm đẫm sự chỉn chu, lịch lãm. Chị không chỉ giúp các cụ ông, cụ bà có thêm niềm vui, mà còn giúp họ tìm thấy giá trị của bản thân trong cộng đồng, khơi dậy tinh thần tích cực, lạc quan yêu đời.

chi-ngoc-2.jpg
Ca sỹ Lê Minh Ngọc vừa qua đã thể hiện ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung khiến nhiều người xúc động. (Ảnh: NVCC).

Đặc biệt, tại Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam (10/5/1995–10/5/2025) và 84 năm Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941–6/6/2025) vừa qua, phần biểu diễn ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung do ca sỹ Lê Minh Ngọc trình bày đã thực sự lay động lòng người. Trong không gian trang nghiêm, tiếng hát của chị ngân vang với chiều sâu cảm xúc, chất Hà Nội thanh lịch pha lẫn trữ tình, khiến nhiều người rưng rưng xúc động.

Những đóng góp âm thầm nhưng bền bỉ của chị Lê Minh Ngọc đã được lãnh đạo Hội Người cao tuổi Việt Nam ghi nhận và đánh giá rất cao. Đồng chí Trương Xuân Cừ – Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam nhận xét: “Chị Lê Minh Ngọc là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy và sáng tạo trong công tác văn hóa nghệ thuật của Hội. Chị không chỉ tổ chức mà còn trực tiếp biểu diễn, truyền lửa, truyền cảm hứng cho hàng trăm, hàng ngàn hội viên bằng cả trái tim của một người nghệ sĩ thực thụ. Rất nhiều chương trình do chị tham gia hoặc phụ trách đều được đánh giá cao cả về chất lượng nghệ thuật lẫn sức lan tỏa cộng đồng”.

Hiện nay, chị Lê Minh Ngọc là gương mặt hoạt động tích cực trong Hội Âm nhạc Hà Nội, nơi hội tụ đông đảo những nhạc sĩ, ca sĩ có tâm huyết với đời sống âm nhạc Thủ đô. Ở các chương trình báo cáo ca khúc mới, chị thường được nhiều nhạc sĩ tin tưởng “chọn mặt gửi vàng” để thể hiện những “đứa con tinh thần” của họ – không chỉ bởi giọng hát truyền cảm mà còn bởi phong cách trình diễn chỉn chu, tinh tế và đầy cảm xúc.

chi-ngoc.jpg
Dù là nghệ sĩ phong trào, ca sỹ Lê Minh Ngọc luôn hướng đến sự chuyên nghiệp nhất có thể. (Ảnh: NVCC).

Là người bạn đồng hành cùng chị trong nhiều hoạt động gần đây tại Hội Âm nhạc Hà Nội, nhạc sĩ Hồng Vân dành nhiều tình cảm và sự trân trọng: “Chị Ngọc có một giọng hát đẹp, trong sáng, rất truyền cảm. Điều đặc biệt là chị không chỉ hát bằng kỹ thuật, mà hát bằng cả tâm hồn. Từng câu chữ cất lên như được chắt lọc từ trải nghiệm sống và trái tim của một người phụ nữ Hà Nội – dịu dàng, sâu lắng, mà vẫn ẩn chứa nội lực mạnh mẽ. Dù là nghệ sĩ phong trào, chị luôn hướng đến sự chuyên nghiệp nhất có thể – từ trang phục, thần thái đến cách thể hiện tinh thần của bài hát”.

Không nói nhiều về bản thân nhưng chính bằng sự chỉn chu trong từng câu hát, sự chăm chút trong từng buổi tập và sự tận tụy không mỏi mệt với người cao tuổi, chị Lê Minh Ngọc đã, đang và sẽ tiếp tục là một “người giữ lửa”, một cánh chim không mỏi bay giữa bầu trời văn hóa nghệ thuật Thủ đô./.

Bài liên quan
  • Nhà văn Lê Phương Liên: "Còn có thể gõ bàn phím thì tôi còn viết về Hà Nội, viết cho Người Hà Nội"
    Nhà văn Lê Phương Liên nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam với nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi đặc sắc. Ít ai biết, tác giả truyện ngắn “Câu hỏi trẻ thơ” là cộng tác viên gắn bó với Tạp chí Người Hà Nội suốt 40 năm nay. Nhà văn Lê Phương Liên, chia sẻ: “Tên gọi Người Hà Nội luôn nhắc nhở tôi “dù có đi bốn phương trời” thì cũng luôn nhớ về Người Hà Nội để gửi, viết bài”, và viết bài cho “Người Hà Nội” chính là viết cho quê hương mình.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Báo chí tiếp tục cùng xây dựng, phát triển Thủ đô trong kỷ nguyên mới”
    Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, các phóng viên, nhà báo của báo chí Trung ương và Hà Nội thời gian qua đã thể hiện rõ trách nhiệm xã hội và sứ mệnh nghề nghiệp, luôn bám sát, thông tin kịp thời, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thành phố Hà Nội. Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định: “Kết quả phát triển của Thủ đô là công sức của cả hệ thống chính trị. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố”.
  • Hội Báo toàn quốc 2025 là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, cùng nhìn về phía trước
    Phát biểu Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh, Hội báo năm nay là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời, là ngày hội văn hóa – nghề nghiệp của những người làm báo và công chúng báo chí cả nước. Hội báo năm 2025 cũng là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, để chúng ta cùng nhìn về phía tr
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng cho Thủ đô Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra định hướng để Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội thời gian tới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ, yêu cầu của Trung ương về xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xứng đáng là “trái tim của cả nước”, vươn mình trong kỷ nguyên mới.
  • Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Theo Quyết định, Ủy ban Nhân dân thành phố thành lập 06 Tiểu ban giúp việc Ban tổ chức, gồm: Tiểu ban Diễu binh, diễu hành; Tiểu ban Tuyên truyền, Nội dung và Y tế; Tiểu ban An ninh, trật tự và Giao thông; Tiểu ban Vệ sinh môi trường; Tiểu ban Vật chất, hậu cần và Tiểu ban Lễ tân.
Đừng bỏ lỡ
  • [Video] Bảo tàng Báo chí Việt Nam – "Ngôi nhà di sản" của những người làm báo
    Có một địa điểm rất đặc biệt giữa lòng Thủ đô Hà Nội được ví như “Ngôi nhà di sản” của nền báo chí Việt Nam, nơi lưu giữ những ký ức, sự dấn thân của người làm báo có khi đổi bằng nước mắt và máu, hay cả những trang báo lấm bụi thời gian – đó chính là Bảo tàng Báo chí Việt Nam trên phố Dương Đình Nghệ.
  • Gợi mở để văn nghệ sỹ Thủ đô triển khai hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội
    Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội khẳng định: “Phát huy vai trò của Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là sự thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp của người nghệ sĩ”.
  • Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng: Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”
    Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
  • “Con đường tương lai ” – Hành trình trí tuệ nối dài khát vọng Việt
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 19/6, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường kết hợp với Sàn văn hóa Học và Đọc Việt Nam, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá tập 1 và định hướng tập tiếp theo của dự án sách “Con đường tương lai”.
  • [Podcast] Chùa Kim Lan – Cổ tự linh thiêng bên bờ sông Đuống
    Hà Nội là vùng đất kết tinh của những dòng chảy văn hóa âm thầm, lặng lẽ cùng lịch sử hơn ngàn năm văn hiến. Nằm ở phía Đông Nam Hà Nội, bên dòng sông Đuống đỏ nặng phù sa, có một ngôi làng nhỏ mang tên Kim Lan - một miền đất yên ả, nơi nghề gốm cổ truyền được lưu truyền hàng nghìn năm đến nay vẫn luôn đỏ lửa. Và tại nơi này còn có một mái chùa cổ rêu phong - nơi lưu giữ những âm thanh sâu lắng nhất của văn hóa tín ngưỡng dân gian Hà Nội – Chùa Kim Lan. Chùa đã được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng là Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố năm 2003.
  • Tuần văn hóa, du lịch Gốm và Làng nghề Bắc Ninh
    Sự kiện quy tụ hơn 100 gian hàng, trong đó có sự hiện diện của các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bồ Bát (Ninh Bình), Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Phù Lãng, gốm Luy Lâu của Bắc Ninh...
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
Ca sĩ Lê Minh Ngọc: Lặng lẽ “gieo mầm” tình yêu âm nhạc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO