Y tế - Giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học

Kim Thoa 16:15 04/01/2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 29/ 2004/TT- GDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Tại Thông tư này, Bộ GD&ĐT yêu cầu không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: Bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.

468175573_1089584069620401_3819330700782955100_n.jpg
Ảnh minh hoạ

Thông tư 29/ 2004/TT-BGD ĐT quy định về dạy thêm, học thêm đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, bao gồm: nguyên tắc dạy thêm, học thêm; các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm; tổ chức dạy thêm, học thêm; trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm. Thông tư này áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm; tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục

Thông tư cho biết, dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tổ chức thực hiện; Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm không do nhà trường quy định tại khoản 2 Điều này tổ chức thực hiện.

Dạy thêm, học thêm trong trường hợp nào?

Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.

Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.

Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.

Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.

Không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học

Tại Thông tư này Bộ GD&ĐT quy định các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm, cụ thể:

Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.

Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh

Tại Điều 5 của Thông tư này cũng quy định việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng kí học thêm theo từng môn học như sau:

Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt; Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng kí ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Đồng thời việc dạy thêm, học thêm được xếp theo môn học đối với từng khối lớp; mỗi lớp có không quá 45 (bốn mươi lăm) học sinh; Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu và không dạy thêm trước các nội dung so với việc dạy học theo phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường; Mỗi môn học được tổ chức dạy thêm không quá 02 (hai) tiết/tuần.

Kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm được công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường hoặc niêm yết tại nhà trường.

Kinh phí học thêm ngoài nhà trường sử dụng ngân sách Nhà nước

Bên cạnh đó Thông tư này cũng quy định tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện các yêu cầu sau: Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật; Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm; Đồng thời giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

Kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm; Việc thu, quản lí, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.../.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
  • Triển lãm & Art Talk: Sự hồi sinh của nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (tiền thân là Trường Mỹ thuật Đông Dương), Công ty TNHH Salmon sẽ tổ chức Triển lãm & Art Talk mang tên "Sự hồi sinh của nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương". Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 7/1/2025 tại Hội trường Ngụy Như Kon Tum, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 19 Lê Thánh Tông, Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Trẻ không thể ngồi xổm: Có phải dấu hiệu bất thường xương khớp?
    Ngồi xổm vốn là một tư thế quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, nhưng ngày nay, tỷ lệ trẻ em không thực hiện được động tác này đang gia tăng, khiến nhiều phụ huynh lo lắng và tìm cách chữa trị. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần can thiệp y khoa.
  • Sôi động không khí Vòng đối đầu cuộc thi "Tiếng nói Xanh" tại hai miền
    Mới đây, tại Hà Nội và TP.HCM, vòng Đối đầu cuộc thi hùng biện - tranh biện “Tiếng nói Xanh” mùa 2 do Quỹ Vì tương lai xanh – Tập đoàn Vingroup tổ chức đã diễn ra sôi nổi với sự tham gia của 120 đội thi xuất sắc nhất từ khắp mọi miền đất nước.
Đừng bỏ lỡ
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO