Bí ẩn Đồng Mô

Hanoimoicuoituan| 04/07/2022 14:29

Năm 1966, suối Đồng Dơi, Đồng Mô từ núi Tản Viên Nam và núi Vua Bà (tỉnh Hòa Bình) đổ về thung lũng Yên Lệ được đắp đập giữ nước thành hồ Đồng Mô - Ngải Sơn để chống úng, hạn cho 3 huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ. Năm 1970, công trình được hoàn thành. Nhưng lòng hồ và vùng đất xung quanh còn nhiều điều bí ẩn.

Bí ẩn Đồng Mô
Một góc hồ Đồng Mô. Ảnh: Linh Tâm

Đầu năm 1999, dự án Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam chưa triển khai nên các chuyên gia khảo cổ học đã khảo sát nhiều đảo trong khu vực thuộc quy hoạch dự án. Kết quả là xác định được mật độ phân bố dày đặc của các di tích. Về cơ bản, nhóm di tích và di vật đã phản ánh sinh động đời sống con người cách đây khoảng 4.000 - 5.000 năm, với kỹ thuật chế tác công cụ đá khá hoàn hảo. Ở phía nam Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là không gian cư trú của người Mường. Bằng chứng là đã phát hiện di tích mộ Mường cổ có mật độ khá dày đặc, phân bố trên phạm vi rất rộng. Vậy cái tên Đồng Mô có liên quan gì với khu mộ này? Ở miền Bắc, nơi chôn người chết bao giờ cũng nằm ở ngoài đồng nên khi đưa ma gọi là “đưa ra đồng”. Chữ “đồng” cũng tương ứng với nghĩa trang, nghĩa địa, bãi tha ma. Còn mộ là địa điểm mai táng người chết. Trong tiếng Mường, nơi chôn người chết gọi là “mộ”, tương ứng với chữ “mộ” trong tiếng Việt. Xa xưa, tiếng Mường - Việt cổ không có thanh điệu nên “Đồng Mộ” được phát âm thành “Đồng Mô”.

Tại khu mộ Mường cổ, người ta đã thu được những di vật gồm mảnh gốm sứ, sành của bát, đĩa, âu, bình, thạp... với các loại men trắng ngà, men trắng hoa nâu, men ngọc và nâu trang trí ám họa, hoa cúc, hoa sen đặc trưng của gốm men thời Lý - Trần. Ở đây cũng có một số ít đồ gốm men trắng vẽ lam thời Lê sơ. Ngoài đồ sứ còn có đồ sành, chủ yếu là loại lon hình trụ, bu gà với gờ miệng vát hay vê tròn màu hồng và tím nhạt. Các lon sành được trang trí văn chải kết hợp với văn sóng nước khắc vạch là đặc trưng thời Trần, phổ biến trong di chỉ sản xuất gốm sứ Xóm Hống (Hải Dương). Từ những di vật này cho thấy, các mộ Mường có từ thế kỷ XII - XIII và thế kỷ XV - XVI.

Căn cứ vào đồ tùy táng và kè mộ, có thể xác định được thân phận của chủ nhân, họ giàu hay nghèo, có địa vị cao hay thấp trong xã hội. Trong mộ không có dấu tích di cốt là đặc điểm khá phổ biến của những ngôi mộ Mường cổ. Có ý kiến cho rằng, do mộ Mường được táng ở đồi cao nên không bị ngâm trong nước, lại được xử lý kỹ lưỡng với những lớp than tro mịn rải đều khắp huyệt nên di cốt đã bị phân hủy hoàn toàn. Lại có ý kiến rất đáng chú ý cho rằng, có thể người Mường sử dụng hình thức hỏa táng và dấu vết là những lớp than tro vẫn còn lưu lại trong mộ.

Vì là vùng đất cổ có con người cư trú từ rất sớm nên khu vực quanh hồ Đồng Mô có nhiều huyền thoại. Ngoài Sơn Tinh - Thủy Tinh thì còn có huyền thoại thần núi Chàng Rể chống lại quỷ Rồng Lửa. Đồi Keo Lá Chàm ngày nay thực ra là đồi Trăn, tên một hung nô của quỷ Rồng Lửa. Con đập phụ nối đồi Con Ma qua đồi Trăn đến đồi Máng Sòng chính là con đập trong huyền thoại mà thần núi Chàng Rể đã dựng nên. Xa hơn nữa, ở đồi La Gián còn dấu chân in trên đá đủ 5 ngón và gót của thần núi Chàng Rể diệt quỷ Rồng Lửa.

Năm 2008, một trận mưa lũ lịch sử đã xảy ra ở Hà Nội. Người ta đã phát hiện cá thể rùa ở hồ Đồng Mô giống như rùa ở hồ Hoàn Kiếm bò lên bờ. Năm 2011, chuyên gia của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á trong quá trình quan sát đã phát hiện cá thể rùa thứ hai ở hồ Đồng Mô nhưng phải 9 năm sau, ngày 20-8-2020, họ mới chụp được ảnh. Sự muộn màng này có lý do vì hồ Đồng Mô rất rộng, khi phát hiện chưa kịp chụp ảnh thì rùa đã lặn. Con rùa này cũng giống như rùa hồ Hoàn Kiếm. Tại hồ Xuân Khanh cách hồ Đồng Mô không xa, người ta cũng phát hiện một con rùa giống như rùa hồ Hoàn Kiếm. Ngược lên Hòa Bình, tháng 4-1993, người ta cũng bắt được một con rùa nặng 175kg ở đầm Quỳnh Lâm, thành phố Hòa Bình. Vậy những con rùa này có mối liên hệ gì với rùa hồ Hoàn Kiếm, điều đó đến giờ vẫn còn là câu hỏi.

Đồng Mô là một trong rất ít hồ nhân tạo đẹp nhất Việt Nam. Lòng hồ có 21 đảo lớn nhỏ, cây xanh mướt. Từ một hồ chủ yếu để tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngày nay, hồ Đồng Mô được khai thác để phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng.

(0) Bình luận
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Bí ẩn Đồng Mô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO