Sự kiện & Bình luận

Báo Tiền Phong kỷ niệm 70 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên

T. Trang 19:43 16/11/2023

Sáng 16/11, Báo Tiền Phong (cơ quan ngôn luận của Trung ương của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên (16/11/1953 - 16/11/2023).

Tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các thế hệ cán bộ, phóng viên, nhân viên báo Tiền phong nhân dịp 70 năm báo xuất bản số báo đầu tiên.

ong-nghia.jpeg
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại buổi lễ.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, báo Tiền phong ra đời tại chiến khu Việt Bắc, trong giai đoạn chiến tranh, trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, luôn phát huy tinh thần xung kích, tiền phong trong tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; phản ánh khách quan, toàn diện mọi mặt đời sống xã hội, nhất là các tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của thế hệ trẻ.

"Sứ mệnh của Báo Tiền Phong là phải đi tiên phong chứ không ai có thể làm thay, bởi Báo Tiền Phong là báo của Trung ương Đoàn, của thế hệ trẻ"- ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng cho rằng, báo cần tiếp tục tuyên truyền, định hướng để thanh niên, sinh viên phát triển toàn diện, đáp ứng chủ trương xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay. Theo đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, báo đã động viên nhân dân, nhất là thế hệ trẻ phát huy tinh thần yêu nước, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, xung kích, tình nguyện, quyết tâm giành chiến thắng trong các cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tuyên truyền các chính sách, đường lối về phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế…

Đặc biệt, báo Tiền Phong đã chú trọng tuyên truyền về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phòng chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá; tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nhiều tác phẩm báo chí của báo đã đạt các giải thưởng cao. Báo Tiền Phong cũng tổ chức nhiều hoạt động xã hội, văn hoá, thiện nguyện quy mô toàn quốc có sức lan toả, thu hút sự quan tâm của xã hội.

ong-son.jpeg
Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập báo Tiền Phong phát biểu.

Trình bày diễn văn Lễ Kỷ niệm, nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng Biên tập báo Tiền Phong, thay mặt tập thể cán bộ, phóng viên báo Tiền Phong bày tỏ sự xúc động và gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi lẵng hoa chúc mừng báo Tiền Phong nhân 70 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên.

Nhà báo Lê Xuân Sơn gửi lời cảm ơn chân thành tới Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gửi Thư biểu dương tập thể cán bộ, phóng viên báo Tiền Phong về những thành tựu đã đạt được và giao nhiệm vụ cho báo Tiền Phong trong giai đoạn mới.

Tổng Biên tập báo Tiền Phong cảm ơn Bí thư T.Ư Đảng – Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa, các vị đại biểu khách quý đã dành thời gian và những tình cảm thân thiết để đến với Lễ kỷ niệm 70 năm báo Tiền Phong ra số đầu tiên./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Biểu dương, tôn vinh điển hình toàn quốc trong hoạt động thông tin cơ sở
    Ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc trong công tác thông tin cơ sở năm 2024.
  • Trọn vẹn ký ức, tự hào ngày về Thủ đô trong mùa thu lịch sử
    70 năm đã trôi qua nhưng ký ức hào hùng ngày 10/10/1954 vẫn in đậm trong tâm trí các chiến sĩ, nữ sinh Hà thành - nhân chứng lịch sử thực hiện nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng nhớ về Ngày Giải phóng Thủ đô 70 năm về trước, các nhân chứng lịch sử trọn vẹn ký ức, hình ảnh cùng phút thiêng liêng, với những cảm xúc tự hào.
  • 80 ngày Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo quân và dân đấu tranh để tiến tới tiếp quản Thủ đô
    Thiếu tướng Nguyễn Khắc Nhân, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, cho biết, 70 năm trước, tiếp quản Thủ đô không chỉ là mối quan tâm của Đảng bộ, quân và dân Hà Nội, mà hơn hết là của Trung ương Đảng, Chính phủ cùng nhân dân cả nước. Và tính chung trong 80 ngày (từ 21/7 - 10/10/1954), qua công tác địch vận của ta, đã có hơn 1 vạn binh lính địch chạy trốn khỏi hàng ngũ về với Nhân dân.
  • Từ sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, Hà Nội cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
    “Trải qua 70 năm xây dựng, phát triển, Thủ đô Hà Nội đã có tầm vóc, vị thế xứng đáng, tiềm lực đủ mạnh; ngày càng nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các địa phương trong cả nước, sự hợp tác quốc tế hiệu quả” - GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, khẳng định.
  • Mở cơ hội, tầm nhìn mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 7/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”.
  • Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động thực tiễn
    Ngày 4/10, tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng quốc gia, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam 2024 với chủ đề “Phát triển công trình xanh - Chuyển động từ chính sách đến hành động thực tiễn”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện kể ngày tiếp quản Thủ đô
    Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 10/10 là các cựu thanh niên xung phong (TNXP) công tác tiếp quản Thủ đô trong ngày giải phóng năm xưa lại gặp nhau. Dẫu số lượng người tham dự ngày càng ít đi vì người mất, người ốm đau, bệnh tật nhưng mỗi lần gặp lại, những kỉ niệm về ngày tiếp quản Thủ đô lại ùa về trong họ, như chưa từng có dấu vết của thời gian…
  • Vườn hoa "Người tốt, việc tốt"  của Thủ đô ngày càng rực rỡ
    Sáng 8/10, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
  • Bản hùng ca làng kháng chiến của Thủ đô
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Thủ đô Hà Nội đã có nhiều “làng kháng chiến” ra đời. Chính ở những ngôi làng ấy, quân và dân đã cùng nhau đánh trận, diệt địch, thu giữ nhiều vũ khí, góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang, tạo thành bản hùng ca và thắp sáng truyền thống anh hùng cách mạng của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Tròn 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chúng tôi tìm về những làng kháng chiến thuộc địa bàn huyện Đông Anh, Mê Linh và Thanh Oai. Nhữ
  • [Podcast] Chả nhái Bãi Tháp – Đặc sản vùng đất bãi sông Hồng
    Trong kho tàng ẩm thực Hà Nội có nhiều thức quà giản dị được chế biến một cách tinh tế từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Một trong số đó là chả nhái – món ăn của vùng ngoại thành Hà Nội, được cho là xuất hiện từ khoảng 100 năm trước và gắn bó với tên tuổi của hai ngôi làng cổ là Khương Thượng (nay thuộc phường Khương Thượng, quận Đống Đa) và thôn Bãi Tháp (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng).
  • Toàn cảnh Quảng trường Ngọ Môn – điểm cầu truyền hình chung kết Đường lên đỉnh Olympia ở Cố đô Huế
    Chương trình chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 sẽ diễn ra vào sáng ngày 13/10 và cầu truyền hình trực tiếp tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Quảng trường Ngọ Môn.
Đừng bỏ lỡ
Báo Tiền Phong kỷ niệm 70 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO