Đời sống văn hóa

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận tranh chân dung nữ tướng Nguyễn Thị Định làm từ lá sen

Kim Thoa 08:02 25/08/2023

Ngày 24/8, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện "Về với Sen", tiếp nhận tranh chân dung nữ Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên Nguyễn Thị Định, được làm từ lá sen.

zalo-2-1692856441068263450797.jpg
Chân dung nữ tướng Nguyễn Thị Định làm từ lá sen (ảnh: Kim Chung/ Thanh niên)

Câu lạc bộ Phụ nữ với di sản văn hóa, Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam đã trao tặng bức tranh đặc biệt này ngày 24-8, đúng dịp tưởng nhớ 31 năm ngày mất của bà Nguyễn Thị Định (26-8-1992 - 26-8-2023).

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cũng chính là ngôi nhà được bà Nguyễn Thị Định đặt nền móng, dành nhiều tâm huyết cùng các thế hệ lãnh đạo đi trước xây dựng.

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương cho biết: "Sự kiện hôm nay có ý nghĩa hết sức đặc biệt khi Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được vinh dự "Tiếp nhận tranh chân dung bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen". Đây là một ý tưởng độc đáo, vừa mang giá trị nghệ thuật lại giàu tính nhân văn sâu sắc; đồng thời là món quà vô giá để tôn vinh và bày tỏ tấm lòng thành kính với người lãnh đạo Hội phụ nữ, nữ tướng kiệt xuất của dân tộc.

Tác phẩm tranh chân dung bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen khô bắt nguồn từ tâm nguyện mong muốn tri ân và lưu giữ những hình ảnh cao đẹp về người phụ nữ Việt Nam của các thành viên Câu lạc bộ Phụ nữ với di sản văn hóa và Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam.

Tác phẩm nằm trong bộ sưu tập chủ đề "Sen trong đời sống văn hóa Việt" của kỷ lục gia châu Á Nguyễn Thị Thanh Tâm, do nghệ nhân Lê Văn Nghĩa (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) thực hiện. Tại sự kiện, những đại biểu, nhân chứng đã cùng nhau ôn lại, sẻ chia những kỷ niệm xúc động về người nữ tướng tài ba, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, người con ưu tú của quê hương Đồng Khởi Bến Tre, cố chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

sen.jpg
Chương trình giao lưu kể chuyện về nữ tướng Nguyễn Thị Định (ảnh: Kim Chung/ Thanh niên))

Có mặt tại sự kiện, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa không giấu được sự xúc động khi chia sẻ những kỷ niệm đẹp về bà Nguyễn Thị Định. Dưới sự chỉ bảo, dẫn dắt của "dì Ba", bà Trương Mỹ Hoa đã được học hỏi, tự tin trở thành một cán bộ Hội phụ nữ gương mẫu, luôn hết lòng với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Đó cũng là nền tảng để bà dần trưởng thành và có nhiều đóng góp ở các cương vị Phó Chủ tịch nước.

Trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra buổi giao lưu "Chuyện về bà Nguyễn Thị Định". Các khách mời đã chia sẻ về những đóng góp tâm huyết của bà Ba Định với công trình Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; vai trò của nữ tướng với lịch sử phát triển của phụ nữ.

Tranh chân dung bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen được trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sẽ góp phần làm đa dạng hơn các loại hình hiện vật trong bộ sưu tập về bà Nguyễn Thị Định của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam để từ đó tiếp tục thực hiện sứ mệnh tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về lịch sử và truyền thống cao đẹp của phụ nữ Việt Nam.

Tên tuổi của bà Nguyễn Thị Định gắn liền với phong trào đồng khởi ở Bến Tre, với "đội quân tóc dài". Bà còn được phong hàm thiếu tướng và trở thành nữ tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam năm 1974. Bà cũng là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, một chủ tịch gần gũi, thân thương và đáng kính.

Tại lễ tiếp nhận, nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa chia sẻ, bà vô cùng bồi hồi, xúc động khi tham gia sự kiện Về với sen để tôn vinh nữ tướng Nguyễn Thị Định, hình ảnh đẹp đại diện cho cho người phụ nữ Việt Nam, người đã hết lòng cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tổng kết 6 tháng đầu năm 2025: Tiếp tục ổn định tổ chức, đẩy mạnh hoạt động chuyên môn
    “Đổi mới phương thức hoạt động, phát huy năng lực hội viên, nâng cao chất lượng sáng tác là yêu cầu tất yếu để Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đồng hành cùng Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới”, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Nội tổ chức sáng 16/7/2025.
  • Thiên nhiên trong kí viết về chiến tranh của Minh Chuyên
    Năm 2025, nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, ghi nhận những đóng góp nổi bật cho văn học và sự nghiệp gìn giữ ký ức chiến tranh Việt Nam của ông. Không chỉ có trải nghiệm thực tế của một người lính từng xông pha gần chục năm trên chiến trường miền Nam vào những năm máu lửa, Minh Chuyên còn có đủ độ lùi thời gian cần thiết của một nhà văn thời hậu chiến để có thể nhìn về chiến tranh từ nhiều phía. Bởi vậy, chiến tranh trong ký của Minh Chuyên hiện lên đa diện, vừa chân thực vừa thấm đẫm suy tư. Thiên nhiên trong tác phẩm không chỉ là chứng nhân của tội ác, mà còn là hình tượng nghệ thuật giàu cảm xúc - như người mẹ bao dung, lặng lẽ chở che con người giữa mất mát và tàn phá.
  • Lưu trữ mộc bản triều Nguyễn bằng công nghệ AI
    Nhờ ứng dụng công nghệ AI, mộc bản Triều Nguyễn đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV lưu trữ một cách khoa học, giúp cho du khách, công chúng dễ dàng tiếp cận.
  • [Podcast] Phổ biến Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô: Nghị quyết số 28/2024/NQ-HĐND
    Thực hiện điểm a, b, khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô năm 2024, tại kỳ họp thứ 19 HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 28/2024/NQ - HĐND quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
  • Diễn đàn nhân lực ngành ngân hàng trước làn sóng công nghệ
    Sáng 16/7, Diễn đàn Nhân lực ngành Ngân hàng trước làn sóng công nghệ với chủ đề “Ngân hàng thời đại số: Đổi mới mô hình và tái cấu trúc nhân lực” do Tạp chí Một Thế Giới tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy chủ trì Diễn đàn.
Đừng bỏ lỡ
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận tranh chân dung nữ tướng Nguyễn Thị Định làm từ lá sen
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO