Khi bảo tàng kể câu chuyện về lịch sử, văn hóa:Bài cuối: Bảo tàng đường Hồ Chí Minh: Giáo dục các thế hệ về lòng yêu nước
Quỳnh Phạm - Hải Truyền•07/06/2023 11:44
Thủ đô Hà Nội là nơi duy nhất ở nước ta đặt bảo tàng chuyên lưu giữ ký ức lịch sử - văn hóa về đường mòn Hồ Chí Minh – Trường Sơn huyền thoại. Đó chính là Bảo tàng đường Hồ Chí Minh (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP. Hà Nội).
Đường mòn Hồ Chí Minh – Trường Sơn do Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) thực hiện cách đây 64 năm. Đây là tuyến chi viện chiến lược có một không hai trên thế giới với gần 17.000 km chiều dài, 3.000 km đường giao liên và đi qua cả nước bạn Lào, Campuchia. Con đường xuyên dãy Trường Sơn của Việt Nam đã lưu danh sử sách. Hơn 19.000 người lính, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… của 56 tỉnh thành trên cả nước với tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đã anh dũng hy sinh trên tuyến đường huyền thoại này.
Đường Hồ Chí Minh mãi mãi là tài sản vô giá, niềm tự hào của cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam, niềm tự hào của dân tộc ta... Tầm vóc to lớn và bài học quý báu mở đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây mà còn có giá trị thiết thực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay - Đại tướng Ngô Xuân Lịch lưu bút trong sổ truyền thống Bảo tàng đường Hồ Chí Minh.
Chiến tranh đã đi qua nhưng đường mòn Hồ Chí Minh đã hóa bất tử, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập tự do và thống nhất đất nước. Những câu chuyện, hồi ức, kỷ vật gắn liền với con đường huyền thoại này đã, đang và sẽ sống cùng lịch sử dân tộc.
Minh chứng từ năm 1968, Bảo tàng Trường Sơn đã được thành lập, đến năm 1995 được xây dựng tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội cùng tên gọi Bảo tàng đường Hồ Chí Minh . Ban đầu, Bảo tàng có 3 tầng trưng bày với tổng diện tích hơn 20.000m2. Đến năm 2016, Bảo tàng đường Hồ Chí Minh được nâng cấp, cải tạo, xây dựng thêm một số hạng mục trong đó có các tấm bia đá khắc ghi 19.243 anh hùng liệt sĩ đường Trường Sơn.
Đặt chân đến Bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong tháng Bảy tri ân và đền ơn đáp nghĩa, những người trẻ chúng tôi không khỏi xúc động, như được trở về không gian của thế hệ cha anh đã “sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”. Tận mắt thấy hàng ngàn hiện vật, tài liệu có giá trị lịch sử - văn hoá, khoa học, phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, những câu chuyện hào hùng của Bộ đội Trường Sơn ngày nào, niềm tự hào và biết ơn trong chúng tôi dâng trào.
Bảo tàng hiện trưng bày 8 nội dung chính, kể câu chuyện Bộ đội Trường Sơn trên con đường huyền thoại với ý chí quyết thắng, lòng dũng cảm, trí thông minh, góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân 1975 thống nhất đất nước. Các hiện vật tại Bảo tàng đã nhuốm màu thời gian, nhưng nhìn vào đó những người sinh ra trong thời bình sẽ thấy thế hệ cha anh đã vượt qua những khó khăn, gian lao thời mưa bom bão đạn để Tổ quốc có được nền độc lập như hôm nay.
Đường Hồ Chí Minh mãi mãi là tài sản vô giá, niềm tự hào của cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam, niềm tự hào của dân tộc ta... Tầm vóc to lớn và bài học quý báu mở đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây mà còn có giá trị thiết thực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay - Đại tướng Ngô Xuân Lịch lưu bút trong sổ truyền thống Bảo tàng đường Hồ Chí Minh./.
Một số hình ảnh được phóng viên Người Hà Nội ghi lại tại Bảo tàng đường Hồ Chí Minh:
Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) là làng nhiếp ảnh đầu tiên và cũng là duy nhất của Việt Nam cho đến nay tự xây dựng được bảo tàng để lưu giữ lại những tư liệu quý, những kỷ vật về quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Nếu tính từ thời điểm vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, Hà Nội trải qua 1015 năm lịch sử. Trong suốt hơn 10 thế kỷ ấy, nền văn hiến Thăng Long đã được hình thành và kết tụ bởi một tinh thần bảo vệ độc lập dân tộc, một nền văn hóa độc lập và trường tồn, trong đó phong tục, giao thương, ứng xử, văn chương, nghệ thuật, kiến trúc… là tố chất điển hình, tạo cốt cách, bản ngã con người Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.
Mỗi dịp xuân về, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh những “ông đồ” - nhà thư pháp cho chữ mọi người trên đường phố, trước Văn Miếu, hay những địa điểm gắn liền với văn chương, chữ nghĩa, từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định cho đến Thanh Hóa, Huế, TP Hồ Chí Minh…; cùng những dòng người tấp nập thưởng thức những câu văn hay, nét chữ đẹp. Đằng sau những sôi nổi tấp nập ấy chính là những trái tim nóng bỏng đang từng ngày miệt mài tìm kiếm, luyện rèn để lưu giữ và phát huy những giá trị, vẻ đẹp không dễ gì nhận ra được của nghệ thuật thư pháp - một di sản cha ông để lại với bề dày cả ngàn năm.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Quyết định số 442/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, 3 di tích của huyện Ba Vì và 1 di tích của huyện Phú Xuyên được xếp hạng di tích cấp Thành phố theo Quyết định nêu trên.
Lễ hội Gióng ở Đền Sóc là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội dịp đầu Xuân năm mới. Năm 2025, huyện Sóc Sơn có nhiều đổi mới trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, kiên quyết xử lý những hàng quán bày bán sai quy định, cờ bạc trá hình.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 17/01/2025 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích.
Hương xuân chạm vào cánh cửa thời gian, phố dài lên áo mới cũng là lúc đông rời đi chẳng bỏ quên gót mùa. Trong tiếng cựa mình của chồi non, xuân hòa cùng vào nỗi nhớ, dư âm Tết xưa cất gọi yêu thương. Tôi là đứa trẻ rất thích Tết, thích không khí chộn rộn, tất bật vui tươi những ngày cận Tết. Mùi Tết, hương vị Tết cứ len lỏi vào trong lòng tôi suốt những năm tháng tuổi thơ.
Nếu tính từ thời điểm vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, Hà Nội trải qua 1015 năm lịch sử. Trong suốt hơn 10 thế kỷ ấy, nền văn hiến Thăng Long đã được hình thành và kết tụ bởi một tinh thần bảo vệ độc lập dân tộc, một nền văn hóa độc lập và trường tồn, trong đó phong tục, giao thương, ứng xử, văn chương, nghệ thuật, kiến trúc… là tố chất điển hình, tạo cốt cách, bản ngã con người Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.
Mỗi dịp xuân về, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh những “ông đồ” - nhà thư pháp cho chữ mọi người trên đường phố, trước Văn Miếu, hay những địa điểm gắn liền với văn chương, chữ nghĩa, từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định cho đến Thanh Hóa, Huế, TP Hồ Chí Minh…; cùng những dòng người tấp nập thưởng thức những câu văn hay, nét chữ đẹp. Đằng sau những sôi nổi tấp nập ấy chính là những trái tim nóng bỏng đang từng ngày miệt mài tìm kiếm, luyện rèn để lưu giữ và phát huy những giá trị, vẻ đẹp không dễ gì nhận ra được của nghệ thuật thư pháp - một di sản cha ông để lại với bề dày cả ngàn năm.
Tối ngày 28/01/2025, tại Quảng trường Trung tâm Hành chính tỉnh Hà Nam, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Hà Nam - Sắc xuân hội tụ" đã diễn ra thành công rực rỡ, thu hút hàng ngàn người dân và du khách tham dự. Sự kiện, do UBND tỉnh Hà Nam đầu tư và tổ chức, đã mang đến một đêm Giao thừa ngập tràn sắc màu và cảm xúc.
Ngay sau khi lên sóng, Táo quân 2025 nhận được phản hồi tích cực từ khán giả truyền hình khi nhiều vấn đề nổi cộm của năm qua được bắt “trend” một cách dí dỏm, thú vị.
Vở nhạc kịch “Lửa từ Đất” lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bí thư Thành uỷ chính thức đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội Nguyễn Ngọc Vũ.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã ban hành Thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông phục vụ tổ chức Lễ hội và truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2025) trên phố Đặng Tiến Đông (đoạn từ Tây Sơn- Trung Liệt), quận Đống Đa, Hà Nội.
"Hy vọng 2025" là chương trình truyền hình đặc biệt đón năm mới được phát sóng thường niên vào mồng 4 Tết trên kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình mong muốn mang đến những hy vọng cho khán giả trong ngày đầu xuân năm mới để mọi người có thêm niềm tin và động lực theo đuổi ước mơ và mục tiêu của mình.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã có Thư chúc Tết đồng bào, đồng chí và chiến sỹ Thủ đô, những người con của Hà Nội trên khắp mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng đăng toàn văn Thư chúc Tết đồng bào, đồng chí và chiến sỹ Thủ đô của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã đến với người người, nhà nhà trên đất nước hình chữ S. Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) cũng đã ngập tràn sắc xuân, Tết cổ truyền với không khí rộn ràng của múa lân sư, biểu diễn nghệ thuật truyền thống hay hình ảnh ông đồ cho chữ bên đình làng, mâm cỗ có đủ thịt mỡ dưa hành, bánh chưng xanh…
Tại Hà Nội, trong ngày mùng 1 và mùng 2 Tết sẽ miễn phí vé tham quan cho du khách tại di tích đền Ngọc Sơn, Hoàng Thành Thăng Long, Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây và di tích 22 Hàng Buồm.
Tết Nguyên đán là dịp mà Hà Nội trở nên lung linh và đầy sắc màu, thu hút du khách từ khắp nơi đến tham quan và chụp ảnh. Nếu bạn đang tìm kiếm những địa điểm vui chơi và những góc chụp ảnh check-in đẹp để lưu lại những khoảnh khắc ngọt ngào trong ngày Tết này, dưới đây là một số gợi ý hấp dẫn không thể bỏ qua.
Thành phố Huế quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ sĩ, nghệ nhân cùng tác giả đạt giải thưởng Quốc gia, Quốc tế về văn học nghệ thuật và Câu lạc bộ hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể.
Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thông báo tạm hoãn phát sóng 4 phim Việt giờ vàng trên sóng VTV1 và VTV3 dịp Tết Ất Tỵ 2025 gồm: "Không thời gian", "Đi về miền có nắng", "Mẹ ác ma, cha thiên sứ" và "Nhà mình lạ lắm" sẽ tạm hoãn phát sóng. Các chương trình Tết sẽ thay thế trong khoảng thời gian này.
Trong thời khắc thiêng liêng của ngày đầu năm mới, khán giả sẽ được thưởng thức những giai điệu khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước, về mùa xuân… vang lên từ địa danh lịch sử.