Khi bảo tàng kể câu chuyện về lịch sử, văn hóa:Bài cuối: Bảo tàng đường Hồ Chí Minh: Giáo dục các thế hệ về lòng yêu nước
Quỳnh Phạm - Hải Truyền•07/06/2023 11:44
Thủ đô Hà Nội là nơi duy nhất ở nước ta đặt bảo tàng chuyên lưu giữ ký ức lịch sử - văn hóa về đường mòn Hồ Chí Minh – Trường Sơn huyền thoại. Đó chính là Bảo tàng đường Hồ Chí Minh (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP. Hà Nội).
Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh là nơi duy nhất tại Việt Nam lưu giữ kỷ vật về một con đường bằng bảo tàng riêng: Đường Hồ Chí Minh - Đường Trường Sơn.
Đường mòn Hồ Chí Minh – Trường Sơn do Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) thực hiện cách đây 64 năm. Đây là tuyến chi viện chiến lược có một không hai trên thế giới với gần 17.000 km chiều dài, 3.000 km đường giao liên và đi qua cả nước bạn Lào, Campuchia. Con đường xuyên dãy Trường Sơn của Việt Nam đã lưu danh sử sách. Hơn 19.000 người lính, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… của 56 tỉnh thành trên cả nước với tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đã anh dũng hy sinh trên tuyến đường huyền thoại này.
Đường Hồ Chí Minh mãi mãi là tài sản vô giá, niềm tự hào của cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam, niềm tự hào của dân tộc ta... Tầm vóc to lớn và bài học quý báu mở đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây mà còn có giá trị thiết thực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay - Đại tướng Ngô Xuân Lịch lưu bút trong sổ truyền thống Bảo tàng đường Hồ Chí Minh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm và nói chuyện với Tiểu đoàn 33 công binh anh hùng, tại ngầm Ta Lê - đường 20 Quyết Thắng (3/1973).
Chiến tranh đã đi qua nhưng đường mòn Hồ Chí Minh đã hóa bất tử, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập tự do và thống nhất đất nước. Những câu chuyện, hồi ức, kỷ vật gắn liền với con đường huyền thoại này đã, đang và sẽ sống cùng lịch sử dân tộc.
Minh chứng từ năm 1968, Bảo tàng Trường Sơn đã được thành lập, đến năm 1995 được xây dựng tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội cùng tên gọi Bảo tàng đường Hồ Chí Minh . Ban đầu, Bảo tàng có 3 tầng trưng bày với tổng diện tích hơn 20.000m2. Đến năm 2016, Bảo tàng đường Hồ Chí Minh được nâng cấp, cải tạo, xây dựng thêm một số hạng mục trong đó có các tấm bia đá khắc ghi 19.243 anh hùng liệt sĩ đường Trường Sơn.
Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12 cùng các đơn vị đóng quân tại Hà Nội tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương các Anh hùng liệt sỹ tại Bảo tàng đường Hồ Chí Minh nhân dịp Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023).
Đặt chân đến Bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong tháng Bảy tri ân và đền ơn đáp nghĩa, những người trẻ chúng tôi không khỏi xúc động, như được trở về không gian của thế hệ cha anh đã “sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”. Tận mắt thấy hàng ngàn hiện vật, tài liệu có giá trị lịch sử - văn hoá, khoa học, phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, những câu chuyện hào hùng của Bộ đội Trường Sơn ngày nào, niềm tự hào và biết ơn trong chúng tôi dâng trào.
Bảo tàng hiện trưng bày 8 nội dung chính, kể câu chuyện Bộ đội Trường Sơn trên con đường huyền thoại với ý chí quyết thắng, lòng dũng cảm, trí thông minh, góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân 1975 thống nhất đất nước. Các hiện vật tại Bảo tàng đã nhuốm màu thời gian, nhưng nhìn vào đó những người sinh ra trong thời bình sẽ thấy thế hệ cha anh đã vượt qua những khó khăn, gian lao thời mưa bom bão đạn để Tổ quốc có được nền độc lập như hôm nay.
Đường Hồ Chí Minh mãi mãi là tài sản vô giá, niềm tự hào của cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam, niềm tự hào của dân tộc ta... Tầm vóc to lớn và bài học quý báu mở đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây mà còn có giá trị thiết thực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay - Đại tướng Ngô Xuân Lịch lưu bút trong sổ truyền thống Bảo tàng đường Hồ Chí Minh./.
Một số hình ảnh được phóng viên Người Hà Nội ghi lại tại Bảo tàng đường Hồ Chí Minh:
Xe Gaz 69 của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn sử dụng chỉ huy các lực lượng và các đơn vị phối thuộc làm nhiệm vụ trên đường mòn Hồ Chí Minh. Xe chạy 350.000km an toàn.Những khẩu hiệu: Sống bám đường chết kiên cường dũng cảm; Sông nước là trận địa/ Cầu phà là vũ khí/ Công binh là chiến sĩ kiên cường; Máu D2 công binh có thể đổ/ Đường BT12 không thể tắc; Sê San nổi sóng phà qua/ Lòng người chiến sĩ C3 quản gì…để khích lệ tinh thần cán bộ, chiến sĩ trong chiến dịch mở đường, đã cho chúng tôi thấy những người lính Trường Sơn năm xưa rất kiên trung bất khuất. "Thà hy sinh trên vành tay lái, còn người, còn xe, còn hàng" thể hiện ý chí quyết tâm của các chiến sĩ Bộ đội Trường Sơn.Áo giáp của Anh hùng lái xe Khúc Văn Lượng - Đại đội 10 - Tiểu đoàn 781 - Binh trạm 14, đã sử dụng và lập nhiều thành tích xuất sắc trong công tác vận chuyển trên đường Trường Sơn (1963 - 1964).Xe đạp của Chiến sỹ Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 70 - Đoàn 559, sử dụng để thổ vũ khí, đạn dược, lương thực... chi viện cho chiến trường miền Nam, năm 1961 - 1962.Hòn đá in dấu chân người. Theo đó tại Trạm giao liên T6 (Quảng Bình), do địa hình, hàng vạn cán bộ, chiến sỹ đi qua đều phải đặt chân lên hòn đá này và đã để lại dấu chân, năm 1959-1975.Thang dây được các chiến sỹ Trung đoàn 10 công binh sử dụng phá dốc Ba Thang mở đường 20 Quyết Thắng, năm 1966.Đến với Bảo tàng chúng ta gặp lại những địa danh một thời là trọng điểm ác liệt như: Chà Là, Mụ Giạ, cua chữ A, Phu La Nhích, Ta Lê… Trong ảnh là hiện vật biển báo tự làm của Tiểu đoàn 2 công binh - Binh trạm 12 - Bộ Tư lệnh 559 dùng để chỉ dẫn đường, bảo đảm giao thông trên đường 12 và 15, năm 1966 - 1972.Bao tượng, tất chống vắt, địa bàn được Đại úy Chu Đăng Chữ - Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 301 - đơn vị tiền thân Đoàn 559, sử dụng đi khảo sát tuyến chi viện chiến lược, năm 1959 - 1964.Lọn tóc của chị Phạm Thị Ngoan - Đại đội 3 - Trung đoàn 34 công binh - Sư đoàn 472, đã góp nhặt sau trận sốt rét rừng tại Tây Trường Sơn, năm 1972. Cạnh đó là 20 bức thư tình của người yêu đã gửi cho chị Ngoan trong những năm tháng hai người cùng công tác trên tuyến lửa Trường Sơn.Xẻng của Anh hùng, liệt sỹ Nguyễn Thị Nhạ - Trung đội Trưởng thuộc Tiểu đoàn 33 công binh - Trung đoàn 18 - Bộ Tư lệnh 559, sử dụng san lấp hố bom, đào hố đặt bộc phá trên đường 20 Quyết Thắng - tỉnh Quảng Bình, năm 1965 - 1967. Áo bạt, dây bảo hiểm của Anh hùng Hoàng Văn Nghiên - Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 98 công binh, sử dụng làm nhiệm vụ phá thác, khơi luồng đảm bảo giao thông trên sông Bạc, sông Le, năm 1964 - 1975."Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến" để làm nên đường Trường Sơn huyền thoại, góp phần tạo nên đại thắng mùa Xuân 1975.Giữa khói lửa chiến tranh, phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" đã khích lệ tinh thần các chiến sỹ làm nhiệm vụ trên đường Trường Sơn.Đội tuyên truyền Binh trạm 34 - Sư đoàn 472, đã tự tạo từ ống pháo sáng làm đàn ghi-ta, phục vụ phong trào Văn hóa - văn nghệ trong thời gian đơn vị làm nhiệm vụ tại đường 128, đoạn từ La Hạp đến Bắc sông Bạc (Lào), năm 1971 - 1975.Tập nhạc gồm 80 bài hát của nhiều nhạc sỹ, thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, tình yêu quê hương đất nước và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, năm 1965 - 1970.Tự hào Bộ đội Trường Sơn...Những con số biết nói này được giới thiệu tại Bảo tàng, đã cho chúng ta thấychiến công hiển hách của Bộ đội Trường Sơn trên tuyến đường "hoa lửa" một thời.Áo giáp dùng để đi phá bom mìn của các chiến sỹ Tiểu đoàn 24 công binh, Binh trạm 26, Sư đoàn 371. Đơn vị đã phá được hàng nghìn quả bom phá, bom từ trường và hơn một vạn quả bom vướng nổ đảm bảo an toàn, năm 1968 - 1971. Thiếu tá Lương Thị Nguyệt (ngoài cùng bên trái) - cán bộ công tác tại Bảo tàng đường Hồ Chí Minh chia sẻ: Bảo tàng thời gian qua là địa chỉ đỏ góp phần giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng cho các thế hệ kế tiếp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận đã cho các em học sinh về Bảo tàng tham quan trải nghiệm; nhiều tổ chức, cơ quan đơn vị tại Thủ đô cũng có các đoàn đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Bộ đội Trường Sơn, sau đó tìm hiểu về hiện vật, tư liệu trưng bày trong Bảo tàng. Hàng năm Bảo tàng đường Hồ Chí Minh đón hàng chục nghìn lượt người.Các em học sinh chăm chú nghe cán bộ Bảo tàng giới thiệu, thuyết minh về các nội dung trưng bày...... Và từ hoạt động tham quan trải nghiệm tại Bảo tàng đường Hồ Chí Minh sẽ góp phần giáo dục cho các em học sinh lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên, thúc đẩy phong trào xung kích, sáng tạo, khởi nghiệp trong thời đại mới.
Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) là làng nhiếp ảnh đầu tiên và cũng là duy nhất của Việt Nam cho đến nay tự xây dựng được bảo tàng để lưu giữ lại những tư liệu quý, những kỷ vật về quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
Cuốn sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks thực hiện và bán bản quyền cho Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, vừa chính thức được trao giải thưởng “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.
Chương trình sẽ diễn ra với nhiều tiết mục hấp dẫn. Các tác phẩm tập trung nhấn mạnh và khẳng định những thành tựu văn hóa của đất nước; ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, những giá trị to lớn, sự trường tồn và tầm ảnh hưởng của văn hóa qua 80 năm...
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2317/QÐ-BVHTTDL ngày 3/7/2025 phê duyệt Kế hoạch “Xây dựng mô hình xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số” năm 2025.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3621/QĐ-UBND ngày 1/7/2025 về việc phê duyệt cập nhật danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các Kế hoạch phát triển nhà ở của Thành phố giai đoạn 2021-2025 (Đợt 6).
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 352/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng ban Chỉ đạo triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025).
UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
Tại lễ trao giải, bộ phim "Chị dâu" đã thắng lớn với 3 giải thưởng quan trọng gồm: Phim hay nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho nghệ sĩ Việt Hương và kịch bản xuất sắc nhất do nhóm biên kịch Phạm Thị Thanh Thu, Nguyễn Phạm Hoàng Quân, Trần Hữu Tấn chấp bút...
Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Ngay trong những ngày đầu tháng 7/2025 điểm phục vụ hành chính công xã Đa Phúc (Thành phố Hà Nội) đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, cho thấy tinh thần phục vụ nhân dân đang được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Chiều 4/7, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội khoá XVI tổ chức Hội nghị thông tin về Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp thường lệ giữa năm) của HĐND Thành phố Hà Nội. Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị.
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025)
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội vừa thông báo tạm dừng đón khách tại ba điểm di tích trên địa bàn nhằm phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp các công trình di sản.
Ven bờ sông Tô Lịch của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, có một ngôi đền chứa đựng sự cổ kính và phản ánh rõ nét thẩm mỹ truyền thống của kiến trúc đền miếu Bắc Bộ - đó chính là đền Kim Giang.