Báo Người Hà Nội đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Báo Người Hà Nội| 04/06/2017 15:16

Sáng ngày 17/6/2015, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, báo Người Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập. Cách đây đúng 30 năm, vào những ngày tháng 5 lịch sử năm 1985, tờ báo Văn nghệ Người Hà Nội- cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, của giới văn nghệ sĩ, trí thức Thủ đô- đã ra số báo đầu tiên và được đông đảo độc giả đón nhận với niềm tin yêu đặc biệt. Cố Nhà văn Tô Hoài, người có công sáng lập ra Hội Văn nghệ Hà Nội, cũng chính là người sáng lập nên tờ báo và đặt tên báo Người

Số đầu tiên, Tuần báo Người Hà Nội được tổ chức với 16 trang báo, thay vì tờ thông tin và tạp chí hàng tháng mang tính nội bộ hàng chục năm trước đó của Hội. Thời kỳ đầu, công tác tại báo có nhà văn Triệu Bôn, nhà thơ Bằng Việt, nhà thơ Như Mạo, nhà văn Nguyễn Anh Biên, nhà văn Hương Trâm, họa sĩ Thẩm Đức Tụ. Dần dần, số cán bộ đông thêm, có các văn nghệ sĩ như Phan Thị Thanh Nhàn, Tô Hà, Chử Văn Long, Vũ Xuân Hoát, Đỗ Dũng, Phạm Ngọc Lễ, Vũ Tiến, Bế Kiến Quốc,…với sự cộng tác đắc lực của các nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng như Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Tế Hanh, Vũ Cao, Nguyễn Văn Bổng, Hoàng Cầm, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Mai Văn Hiến…

Suốt chiều dài của công cuộc đổi mới của đất nước, báo Người Hà Nội ngày càng được tăng cường về chất lượng nội dung và hình thức, lập thêm nhiều chuyên mục mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mới. Cùng với đó, số trang báo cũng tăng lên từ 16 trang lên 18 trang rồi 20 trang, in màu và thay đổi mangset. Đặc biệt, từ cuối năm 2000, báo đã phải chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang tự chủ hoàn toàn. Từ chính cơ chế tự chủ đã là động lực thúc đẩy khả năng sáng tạo và chuyển dần sang hướng xã hội hóa.


Trước những yêu cầu mới đó, trong những năm qua, báo Người Hà Nội đã có sự bứt phá quan trọng bằng việc đổi mới cách nghĩ, cách làm, tăng cường tính tự chịu trách nhiệm… Đấy là, báo đã thực sự trở thành diễn đàn cũng như cái nôi nuôi dưỡng phong trào sáng tác của văn nghệ sĩ Thủ đô với những sân chơi là các cuộc thi về truyện ngắn, thơ, ký, phóng sự, ảnh nghệ thuật…Từ đây, nhiều cây bút trẻ thành danh. Cùng với đó, báo còn góp phần bồi đắp thêm tình yêu Hà Nội cho tâm hồn trẻ thơ khi tổ chức cuộc thi “Hà Nội trong trái tim em” trong suốt ba năm 2007-2010; Báo tạo diễn đàn quan trọng để văn nghệ sĩ Thủ đô được bày tỏ tâm tư nguyện vọng và ra Tuyên bố chung cũng như gửi thư ngỏ đến giới văn nghệ sĩ Bắc Kinh trước vấn đề chủ quyền biển đảo khi tổ chức tọa đàm “Văn nghệ sĩ trí thức Thủ đô với chủ quyền biển đảo Việt Nam” nhân sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam... Ngoài ra, báo còn liên kết với một số tổ chức, doanh nghiệp làm công tác hỗ trợ nhân đạo cho gia đình thương liệt sĩ ở Đông Anh, Sóc Sơn; người dân gặp thiên tai bão lụt ở Nghệ An…Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập báo, báo phối hợp với Tỉnh đoàn Quảng Bình xây dựng nhà tình nghĩa cho Anh Hùng Phạm Văn Lái ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.


Quá trình phát triển của báo Người Hà Nội cũng là quá trình lớn mạnh về tổ chức cán bộ của Tòa soạn cùng đông đảo đội ngũ cộng tác viên là các văn nghệ sĩ tên tuổi của Hà Nội. Hiện nay, với hơn 30 cán bộ, phóng viên, báo tổ chức thành công bốn bộ phận lớn là tuần báo Người Hà Nội, Người Hà Nội cuối tuần, Nghệ thuật mới, Người Hà Nội- thiết kế và báo điện tử www.nguoihanoi.com.vn. Với những nỗ lực đó, báo đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2014 cùng nhiều bằng khen tập thể, cá nhân của UBND Thành phố, Hội Nhà báo Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội…
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khởi dựng hai chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi dựng chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc.
  • Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH-BVHTTDL ngày 7/7/2025 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • [Podcast] Chùa Vạn Ngọc – Cổ tự linh thiêng bên sông Hồng
    Hà Nội nghìn năm văn hiến, đã ghi dấu trong sử sách, và cũng hiện hữu trong từng mái đình, ngõ xóm, từng tấm bia cổ rêu phong giữa lòng phố thị hôm nay. Với hàng vạn di tích được xếp hạng, từ di tích quốc gia đặc biệt đến các di chỉ văn hóa làng xã, Thủ đô Hà Nội là một “bảo tàng sống” – nơi truyền thống và hiện đại giao thoa trong từng hơi thở. Giữa kho tàng ấy, có những ngôi chùa mang trong mình một vẻ đẹp trầm mặc ngay giữa phố thị tấp nập, đó là chùa Vạn Ngọc.
  • “Bệ phóng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội phát triển, đóng góp nhiều hơn vào GRDP Thủ đô
    “Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2026-2030” đã được HĐND Thành phố Hà Nội thông qua vào chiều ngày 9/7, tại kỳ họp thứ 25. Đây là “bệ phóng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội đóng góp nhiều hơn vào GRDP thành phố, phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng của Trung ương và Thành ủy Hà Nội đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Báo Người Hà Nội đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO