Hà Nội 12 mùa hoa, mỗi mùa đều khiến cho người ta phải khắc khoải, phải chờ mong… để đón nhận. Những ngày này, trên khắp các tuyến phố của Hà Nội, hoa bằng lăng đã nở rộ báo hiệu một mùa hè đang về. Sắc tím ngọt ngào, thơ mộng mang đến cho Hà Nội một vẻ đẹp lãng mạn và nên thơ, sắc tím ấy như tình yêu Hà Nội thủy chung của mỗi người khi được gắn bó với Hà Nội, được yêu Hà Nội. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa bằng lăng trên phố qua phóng sự ảnh do phóng viên Người Hà Nội thực hiện.
Không biết từ khi nào, sắc tím hoa bằng lăng đã trở thành "sắc màu" báo hiệu một mùa hè nữa lại về với mỗi người dân Hà Nội. Trên nhiều con đường của Thủ đô hoa bằng lăng tím nở rộ, những chùm hoa tím ngắt trên nền trời trong xanh khiến ai đi qua cũng không khỏi xao xuyến và dừng chân ngắm nhìn. Sắc tím như đang ùa vào lòng phố...
Khi những cơn mưa kéo theo nồm ẩm cuối xuân khép lại, người dân Thủ đô lại háo hức đón chờ những tia nắng hạ đầu tiên, mang theo sắc đỏ của Phượng, sắc tím của Bằng lăng... Những ngày đầu tháng 5, hoa bằng lăng nở rộ nhuộm tím phố phường Hà Nội.Nhiều người cho rằng, hoa bằng lăng tím không chỉ mang vẻ đẹp bình dị mà còn là biểu tượng của tình yêu thủy chung, son sắt. Vì vậy, hoa bằng lăng đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều văn nghệ sĩ, sác tím mộng mơ đã mang đến nhiều xúc cảm thi ca. Nhạc sĩ Bùi Anh Tôn đã sáng tác bài hát Hoa bằng lăng trên phố với những ca từ da diết: "Ngày ngày tôi vẫn thường qua, con phố ấy tím sắc hoa bằng lăng. Màu tím cánh hoa mỏng manh, gợi cho tôi nhớ thời trai trẻ, nơi biên giới xa, bằng lăng tím một vùng đồi"…Hoa bằng lăng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Á, hiện nay được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và các vùng nhiệt đới khác. Bằng lăng là loại thân gỗ, có hoa màu tím, đẹp nên bằng lăng thường được trồng làm cảnh quan đô thị, sân trường.Thời gian bằng lăng nở bắt đầu từ cuối tháng Tư đến giữa tháng Sáu hằng năm của mùa hè. Không có hương mà chỉ có sắc nên bằng lăng cứ nở hết mình. Hoa bằng lăng nở có màu tím đậm, rồi nhạt dần cho đến khi rụng.Những chùm hoa vươn mình dưới ánh nắng mùa hạ, nụ hoa e ấp đua nhau nở rộ, chụm lại thành những chùm hoa lớn dài từ 20 đến 40 cm. Ở Hà Nội, bằng lăng được trồng nhiều ở các con phố, nhưng đẹp và ấn tượng nhất phải kể đến các phố Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Mỹ Đình, Hoàng Quốc Việt…Bằng lăng có nhiều màu như: Tím, trắng, hồng... nhưng phổ biến nhất vẫn là bằng lăng tím. Mỗi bông hoa có 6 cánh, mỗi cánh dài 2 đến 3,5 cm, khi nở thường xoè rộng, cánh hoa mỏng nhẹ như giấy. Những cánh hoa mỏng manh điểm xuyết nhụy vàng mang vẻ đẹp bình dị. Khi tàn, những cánh hoa rơi nhẹ trên mặt đất như trải một tấm thảm đầy lãng mạn và thơ mộng.Bởi có tán lá dày và rộng, cây bằng lăng được trồng làm cây bóng mát tại những công trình trọng điểm, công viên, đường phố…Sắc tím lãng mạn và thơ mộng khiến bất kì ai đi đường cũng phải ngắm nhìn, cảm giác oi bức của nắng mùa hạ dường như cũng được xua đi phần nào...Hoa bằng lăng nở ngợp trời Hà Nội, sắc tím trải dài trên nhiều con phố vẽ nên một bức tranh vô cùng thơ mộng.Bằng lăng và phượng vĩ là hai loài hoa đặc biệt của tuổi học trò, của mùa thi và chia tay mái trường. Có lẽ vì thế mà mỗi khi thấy sắc hoa bằng lăng trên phố, lòng người lại không khỏi xao xuyến, bồi hồi./.
Những ngày đầu tháng tư, người dân Thủ đô truyền tai nhau về cây hoa bún nở rộ ở làng Đình Thôn (Mỹ Đình) mà ít ai biết, ở quận Hà Đông cũng có một cây hoa bún đang bung nở ngợp trời tại chùa Hà Trì. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp mong manh của hoa bún qua chùm ảnh do phóng viên Người Hà Nội thực hiện.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Ngày 12/7, phường Sơn Tây (TP. Hà Nội) tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn. Hoạt động này tạo không khí phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025); đặc biệt là đảm bảo môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh trong và sau giai đoạn chuyển tiếp khi thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp.
Không chỉ là trò tiêu khiển, chơi cờ tướng còn như một phần của đời sống người dân Thủ đô. Từ bao đời nay, người Hà Nội – nhất là các cụ hưu trí – vẫn giữ cho mình thú chơi cờ như một cách rèn luyện trí tuệ, giữ tâm thế ung dung.
Xuất hiện từ cuối những năm 80, đầu năm 90 của thế kỷ trước, nghề cắt tóc vỉa hè từng là “kế sinh nhai” của những người cao niên sau khi nghỉ hưu. Không cần bảng hiệu, chỉ cần 1 chiếc gương, 1 chiếc bàn nhỏ, vài ba chiếc ghế và bộ dụng cụ cắt tóc là những người thợ đã có thể hành nghề. Qua năm tháng, những tiệm cắt tóc vỉa hè dần thưa vắng nhưng hình ảnh ấy vẫn in đậm trong tâm trí người Hà Nội như một biểu tượng bình dị của nếp "sống chậm" giữa nhịp sống đô thị đang hối hả chuyển mình.
Chào mừng thành lập phường Sơn Tây (thành phố Hà Nội) đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025 theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tối 5/7 tại sân khấu chính Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Sơn Tây tổ chức chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Mỗi độ hè sang, hồ sen Tây Hồ lại ngập tràn trong sắc hồng thanh khiết và hương thơm dịu nhẹ của loài hoa quý – sen Bách Diệp. Không chỉ là biểu tượng văn hóa đặc trưng của Hà Nội, sen Bách Diệp còn là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng, mang đến những trải nghiệm đầy thi vị cho du khách.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Xưa kia, vùng đất Anh Sơn (sau là Mễ Trì, nay thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chỉ là một làng nhỏ. Trong làng có ông lão chuyên nghề chài lưới, sống đơn độc, không có con cái.
Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (người Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển sinh trực tiếp vào lớp mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026 từ nay đến hết ngày 18/7/2025.
Với chủ đề "Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới”, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI là hoạt động thiết thực triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ chính trị, phát huy tối đa vai trò, trí tuệ, sức sáng tạo của đội ngũ trí thức trẻ Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Sáng 14/7, tại Hội trường UBND phường Phú Thượng, Chi bộ Quân sự phường đã trọng thể tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm của toàn thể cán bộ, đảng viên Chi bộ Quân sự, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự tại địa phương.
Chào mừng ngày thành lập xã Đa Phúc chính thức đi vào hoạt động từ 1/7/2025 và hướng tới Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030, tối 12/7, tại Nhà Văn hóa thôn Đức Hậu, Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đa Phúc đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Đa Phúc – Khát vọng Kỷ nguyên mới”.
Ngày 12/7, phường Sơn Tây (TP. Hà Nội) tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn. Hoạt động này tạo không khí phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025); đặc biệt là đảm bảo môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh trong và sau giai đoạn chuyển tiếp khi thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp.
Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới đang diễn ra tại Thủ đô Paris (Pháp) xem xét hai hồ sơ Di sản thế giới của Việt Nam gồm hồ sơ liên tỉnh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc và Hồ sơ đa quốc gia Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô (Việt Nam và Lào).
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định đưa Nghệ thuật Chèo tỉnh Bắc Ninh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian.
Nhân dịp 80 năm Quốc khánh 2/9, Hà Nội tung ra loạt sản phẩm du lịch mới hấp dẫn như tour di sản, du lịch đêm và các tuyến liên kết vùng, góp phần làm phong phú trải nghiệm cho du khách đến Thủ đô.
Chùa Huyền Không (phường Kim Long, TP Huế) có phong cách kiến trúc độc đáo mới lạ là sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc phật giáo của Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam.
Sáng 10/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghị quyết được thông qua nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, mở đường cho mô hình phát triển kinh tế - văn hóa gắn với bảo tồn di sản, gìn giữ bản sắc Thủ đô.
Hướng tới Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô thực hiện những hoạt động thiết thực, ý nghĩa để thể hiện tình cảm, trách nhiệm, sự tri ân sâu sắc đối với những người có công với cách mạng.
Phó Chủ tịch UBND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) Trịnh Ngọc Trâm vừa chia sẻ: “Từ ngày 10/7, phường Cửa Nam sử dụng Robot AI áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để nhằm hỗ trợ tự động hoá trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục hành chính”.