Văn hóa - Xã hội

Bắc Ninh triển khai Quy chế quản lý điểm du lịch

Phạm Hoa 25/12/2023 08:40

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Quyết định số 26/2023/QĐ-UBND về “Quy chế quản lý điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2024.

Theo Quy chế kể trên, khách du lịch khi đến tham quan du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, thực hiện nội quy và hướng dẫn của Ban quản lý điểm du lịch, thực hiện ứng xử văn minh du lịch, tôn trọng phong tục tập quán, tín ngưỡng của người dân địa phương, sử dụng trang phục lịch sự, nghiêm túc phù hợp khi tham quan tại những nơi thờ tự tín ngưỡng tôn nghiêm. Có ý thức bảo vệ, không có hành vi làm tổn hại đến các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và môi trường; giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội.

hoilim.jpg
Hát quan họ tại Hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) - Lễ hội truyền thống lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh diễn ra vào dịp đầu năm mới (chính hội 13 tháng Giêng). Hội Lim thu hút đông đảo du khách thập phương về với vùng đất Kinh Bắc, cùng hòa vào những làn điệu quan họ - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Đồng thời, khách đến các điểm du lịch tại Bắc Ninh không tuyên truyền, phát tán tài liệu, sách, báo mà Nhà nước cấm; không xuyên tạc giá trị văn hoá, lịch sử điểm đến, không mang theo và sử dụng các chất dễ cháy nổ, các loại vũ khí quân dụng, các chất cấm. Du khách có quyền kiến nghị với Ban quản lý điểm du lịch, với cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến quyền lợi của khách du lịch.

Đối với cộng đồng dân cư địa phương điểm du lịch, Quy chế quy định cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động điểm du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để tham gia đầu tư phát triển điểm du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương. Ứng xử văn minh với khách du lịch, không thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; không tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.

Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và hoạt động của hướng dẫn viên du lịch, Quy chế của tỉnh Bắc Ninh nêu rõ, kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, hướng dẫn viên và các loại hình dịch vụ du lịch khác như: ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, trình diễn văn hóa, nghệ thuật, trình diễn nghề thủ công, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch. Các tổ chức, cá nhân khi hoạt động kinh doanh dịch vụ trong điểm du lịch phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành; đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phải phù hợp với quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển du lịch của điểm du lịch của địa phương đã được phê duyệt; không được phá vỡ cảnh quan môi trường thiên nhiên; không làm ảnh hưởng đến các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện đúng quy định về kinh doanh dịch vụ du lịch, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và quy định này.

Cung cấp đầy đủ thông tin cho khách về quy định bảo vệ tài nguyên du lịch, vệ sinh môi trường; không để khách lợi dụng hoạt động du lịch làm xâm hại đến an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc; phản ánh kịp thời với chính quyền địa phương về các hành vi gây tổn hại đến an ninh trật tự, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa.

gom-phu-lang.jpg
Các em học sinh trải nghiệm làm gốm tại làng gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ) - điểm du lịch làng nghề nổi bật của tỉnh Bắc Ninh.

Các tổ chức kinh doanh dịch vụ lữ hành đưa khách tham quan, nghỉ dưỡng trong điểm du lịch phải thực hiện đúng theo chương trình; kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch, vui chơi, giải trí, thể thao phải thực hiện niêm yết quy định rõ về độ tuổi và những người không được phép tham gia, tổ chức quản lý, bảo vệ tài sản, tính mạng và mua bảo hiểm cho khách du lịch tham quan và tham gia các hoạt động dịch vụ.

Hướng dẫn viên du lịch được hành nghề tại điểm du lịch khi đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch ngày 19/6/2017, có thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm và các quy định của pháp luật về hoạt động hướng dẫn viên hiện hành; có trách nhiệm tuân thủ các quy định và hướng dẫn khách du lịch thực hiện các quy định tại điểm du lịch; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương nơi đến tham quan, du lịch; phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý điểm du lịch.

Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch tại các điểm du lịch thực hiện Quy tắc ứng xử văn minh du lịch theo Quyết định số 718/QĐ-BVHTTDL ngày 2/3/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ngoài ra, “Quy chế Quản lý điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” còn có các quy định: công tác quy hoạch, đầu tư phát triển và xây dựng điểm du lịch; bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường trong điểm du lịch; gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa tại điểm du lịch; bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, an ninh trật tự, an toàn cho du khách… ./.

Bài liên quan
  • Khai thác nguồn lực văn hóa thúc đẩy du lịch đêm và kinh tế đêm của Thủ đô
    Thực hiện chủ chương phát triển kinh tế ban đêm của Chính phủ, những năm gần đây, cùng với nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, Hà Nội đã dần hình thành và phát triển mạnh mẽ các hoạt động du lịch đêm. Ngoài việc tạo ra các không gian văn hóa mới góp phần bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực của Thủ đô thì du lịch đêm đã trở thành nền tảng để phát triển kinh tế ban đêm dựa trên nguồn lực của di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
  • Hà Nội điều chỉnh lộ trình và tần suất hàng loạt các tuyến xe buýt từ 1/4
    Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng công ty từ ngày hôm nay (1/4).
Đừng bỏ lỡ
Bắc Ninh triển khai Quy chế quản lý điểm du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO