Chuyển động Hà Nội

Khai thác nguồn lực văn hóa thúc đẩy du lịch đêm và kinh tế đêm của Thủ đô

Hải Truyền 17/12/2023 20:23

Thực hiện chủ chương phát triển kinh tế ban đêm của Chính phủ, những năm gần đây, cùng với nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, Hà Nội đã dần hình thành và phát triển mạnh mẽ các hoạt động du lịch đêm. Ngoài việc tạo ra các không gian văn hóa mới góp phần bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực của Thủ đô thì du lịch đêm đã trở thành nền tảng để phát triển kinh tế ban đêm dựa trên nguồn lực của di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

z4982288982479_203f331818ce6d35304b43d81bf9a79b.jpg
Không gian đêm mang đến những trải nghiệm đặc biệt để thưởng thức các không gian văn hóa và nghệ thuật.

Không gian đêm khiến cho cảm giác về cảnh quan thay đổi hoàn toàn, tạo ra những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo trong cách tận hưởng văn hóa và các hoạt động truyền thống. Thủ đô Hà Nội hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế ban đêm thông qua các sản phẩm du lịch đêm nhờ nguồn tài nguyên to lớn về di tích lịch sử, di sản văn hóa, nghệ thuật và ẩm thực đặc sắc.

Lấy bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống làm gốc, Hà Nội đang dần chuyển mình thành “Thủ đô không ngủ” để đánh thức các di tích lịch sử, di sản văn hóa và văn hóa truyền thống bước vào ngành kinh tế ban đêm bằng những bước đi cụ thể. Mới đây 15 sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội đã được Sở Du lịch Hà Nội giới thiệu đến người dân và du khách. Việc phát triển các sản phẩm du lịch đêm sẽ gia tăng thêm trải nghiệm của du khách. Đặc biệt là các sản phẩm du lịch đêm này đang tập trung khai thác các giá trị di sản ngàn năm văn hiến của Thủ đô Hà Nội.

Thay đổi lớn nhất trong hoạt động khai thác các di tích lịch sử, không gian văn hóa để phục vụ du lịch của Hà Nội là sự sáng tạo để “đánh thức”, làm sống dậy cái hồn cốt của những di tích lịch sử, những không gian văn hóa vốn nằm im lìm, bất động hàng trăm năm, thậm chí là hàng nghìn năm nay.

dem-ling-thieng.jpg
Sản phẩm du lịch đêm đầu tiên của Hà Nội tại di tích nhà tù Hỏa Lò đã tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ. Trong ảnh là poster giới thiệu tour đêm tại di tích này với tên gọi "Đêm linh thiêng 2: Sống như những đóa hoa" ra mắt năm 2020.

Đi tiên phong trong sáng tạo khai thác không gian di tích lịch sử phục vụ du lịch đêm Hà Nội là tour đêm tại di tích Nhà tù Hỏa Lò. Được ra mắt từ giữa năm 2020, tour tham quan về đêm với tên gọi “Đêm linh thiêng” được xây dựng bằng các trích đoạn thực cảnh kết hợp giới thiệu tại di tích nhà tù Hỏa Lò đã mang lại những thành công ngoài mong đợi. Không chỉ có du khách nước ngoài, những du khách lớn tuổi mà giờ đây sức hút của tour du lịch đêm tại di tích nhà tù Hoả Lò đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới trẻ. Không đơn thuần chỉ là “hiệu ứng đám đông”, mà quan trọng nhất chính là cách những người làm nội dung đã tạo nên tour tham quan mà ở đó những ý nghĩa và giá trị của lịch sử đã được tái hiện lại một cách chân thực, sống động và mang tính nghệ thuật cao.

Tiếp sau di tích nhà tù Hỏa Lò, tháng 4/2022 tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” đã được giới thiệu với khách nội địa dịp cuối tuần và nhanh chóng được đón nhận và có sức lan tỏa lớn. Tiếp nối thành công đó, tháng 1/2023, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với một số đơn vị cho ra mắt tour “Đêm Hoàng cung Thăng Long - Một cảm nhận độc đáo” dành cho du khách quốc tế. Các tour đêm về Hoàng thành Thăng Long không những góp phần nâng cao hiệu quả quảng bá di sản nghìn năm tuổi của Thủ đô cũng như khai thác tiềm năng to lớn của Di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO ghi danh mà còn mang lại một nguồn thu đáng kể cho ngân sách.

z4982256612422_0361b04180547157fdd25f85e351f3eb.jpg
Không gian ẩm thực phục vụ cho du lịch đêm đã chứng minh sự hiệu quả về những đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế, xã hội ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.

Từ ngày 1/11/2023, chương trình trải nghiệm tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào ban đêm cũng chính thức mở cửa, phục vụ du khách trong và ngoài nước. Bằng việc sử dụng công nghệ 3D Mapping, phối hợp cùng kỹ thuật dàn dựng ánh sáng và âm thanh chuyên nghiệp, tour du lịch đêm tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã mang lại cho di tích lịch sử văn hóa quan trọng bậc nhất Thủ đô một diện mạo hoàn toàn mới mẻ.

Với công nghệ trình chiếu hiện đại, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám như đã giũ bỏ sự im lìm suốt hằng trăm năm qua, để kể những câu chuyện dân gian mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Mỗi câu chuyện dựa trên nền tảng các giá trị truyền thống được gửi gắm những khát vọng để vươn lên, học tập, cống hiến và hướng đến tương lai tươi sáng.

Cùng với việc “đánh thức” những di tích lịch sử, di sản văn hóa ngàn năm của Thủ đô để khai thác du lịch ban đêm thì những sáng tạo dựa trên nguồn lực văn hóa truyền thống của Thủ đô và dân tộc cũng đang từng bước được các doanh nghiệp chú trọng. Trong những năm gần đây Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) là đơn vị tiên phong đưa văn hóa truyền thống vào hoạt động khai thác du lịch đêm thông qua những show diễn thực cảnh mang tên “Tinh hoa Bắc Bộ” được đông đảo du khách trong nước và quốc tế đánh giá rất cao.

z4982256669704_0ee99394d5c5ab482e94f798e7606435.jpg
Khai thác văn hóa truyền thống để phục vụ du lịch đêm và kinh tế đêm là mục tiêu cần có chính sách và lộ trình cụ thể hơn để vừa phát huy sự sáng tạo, vừa gìn giữ được bản sắc và tạo động lực cho phát triển bền vững.

Những hoạt cảnh có nội dung về đời sống sinh hoạt, lao động và tín ngưỡng dân gian của làng quê Bắc Bộ xưa được tái hiện trên mặt nước một cách độc đáo, có sự "giúp sức" của hiệu ứng ánh sáng đã tạo nên những "thước phim" vừa chân thực vừa kỳ ảo để đưa du khách trở về với ngàn năm lịch sử của cha ông đã gây choáng ngợp cho tất cả người xem.

tinhhoabacbo.jpg
Trình diễn nghệ thuật truyền thống trên mặt nước trong show diễn thực cảnh "Tinh hoa Bắc Bộ". Ảnh: Quỳnh Phạm.

Từ thành công ban đầu đó đã tạo động lực cho Hà Nội mạnh dạn triển khai những sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa nhằm tạo ra giá trị mới trong hoạt động khai thác du lịch đêm. Được coi là loại hình kinh tế đặc thù, nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên kinh tế đêm thông qua hoạt động du lịch đêm ở Hà Nội vẫn còn hạn chế nhất định. Cụ thể cần kể đến như sự đầu tư chưa được đồng bộ, sản phẩm chưa đa dạng, công tác tổ chức và quản lý còn thiếu chuyên nghiệp và thiếu những tổ hợp vui chơi, giải trí có quy mô lớn…. Bởi vậy, để thúc đẩy kinh tế đêm Hà Nội dựa trên hoạt động du lịch đêm, ngoài việc khắc phục những tồn tại này, thành phố cũng cần có một chiến lược và kế hoạch bài bản, có trọng tâm và lộ trình thích hợp để có thể vừa khai thác tối đa nguồn lực từ những di tích lịch sử, di sản văn hóa và văn hóa truyền thống vừa thúc đẩy phát triển dịch vụ kèm theo để biến kinh tế đêm trở thành thế mạnh của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Khai thác nguồn lực văn hóa thúc đẩy du lịch đêm và kinh tế đêm của Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO