Áo mút

Nguyễn Minh Hoa| 11/01/2021 11:48

Áo mút

Đông về, dẫu chưa se sắt thì chị em cũng đã sẵn sàng đón đợi mùa. Trước tủ quần áo chật cứng, tần ngần chia tay với những tấm áo còn mới, có khi chưa khoác một lần để nhường chỗ cho những tấm áo mới mua từ độ giao mùa... chẳng biết có ai còn nhớ đến “áo mút” năm xưa. Những cái áo mút dệt trơn, những cái áo mút đan tay, những cái áo mút Thái, mút Lào trong mùa cưới…

Xưa, áo len còn quý, quý lắm, người đi thoát ly, người giàu, người diện có khi mới có, chứ mùa đông về đa số vẫn chỉ có áo sợi, áo mút. Áo sợi được đan hay dệt bằng sợi bông, lõng tõng. Mẹ mặc rồi con mặc, chị mặc ngắn rồi cho em mặc đến rão và trơ lì. Khó khăn đến nỗi, nhiều khi khuỷu tay rách, có bà mẹ lấy vải vá vào đó cho con mặc tiếp, cốt là có áo mặc ấm, chứ chẳng ai nghĩ phải “sang sợi” cho đẹp. Những cuộn sợi thô, se tay không đều chỗ to, chỗ nhỏ, màu nhuộm thủ công vẫn được các chị, các cô tìm mua, gửi cánh khéo tay đan hộ, hay gửi ra tỉnh thuê dệt. Có khi cả tháng hoặc hơn thế áo mới về đến tay. Cả nhà hân hoan mặc thử, thế là mùa đông có áo mới, Tết cũng mặc luôn. Nhiều bức ảnh đen trắng xưa, các chị các mẹ mặc quần đen, áo sợi đan hay dệt trơn vừa khít, lộ eo thon thật đẹp.

Đấy là áo sợi, còn áo mút thì chuyện dài hơn, mút đẹp và tốt hơn sợi nhiều. Sợi mút đều, nhiều màu đẹp, sắc nét, nhẹ và bông tơi. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa biết tên gọi “mút” bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết, thời đó -  thời 7X đổ về trước - áo mút thông dụng, ai có cái áo mút là được coi là diện, nhất là đằng áo mút dệt, hàng nhà máy. Áo mút thường đường dệt trơn, cổ lọ hoặc cổ 3 phân. Áo đàn ông thường có các màu xanh, xám, tím than, áo cho phụ nữ thường có thêm các màu xanh, đỏ. Phải công nhận áo mút bền, bó sát người, nên mặc ấm. Có lẽ do áo bó sát người nên được gọi là áo mút cũng nên? Tôi đã từng nghĩ thế. Ai có áo mút mặc bên trong áo đại cán, coi như yên tâm. Cứ mùa đông thì đem ra phơi nắng hết ẩm rồi diện, mùa hè giặt sạch, phơi kĩ rồi cất đi. Chị em phụ nữ mặc áo mút cổ 7 phân, cổ 3 phân có thể mặc bên trong áo khoác hoặc áo sơ mi đều được cả. Những chiếc áo mút xanh, vai giếc - lăng bạc màu theo thời gian, những mái tóc cặp gọn bằng cặp ba lá lỏng dần và điểm bạc. 

Lại có những cuộn mút sợi một, đan bao giờ cho xong tấm áo, mẹ con, chị em ngồi cuộn chập ba, chập bốn để đan áo. Vắt mũi đan mùa này, mùa năm sau mới có áo mặc, bên những ngọn đèn dầu hỏa ngai ngái mùi hay những bóng điện đỏ quạnh, đôi vạt áo còn vương tóc, người đan vô tình hay cố ý đan cả vào. Những tấm áo mút ấm sực, cùng chủ nhân đi quá cái giá buốt của mùa đông, khi mà gạo còn thiếu, mỡ có khi còn được tính là thức ăn tươi. Nhiều người sau này còn gói gém cất kĩ cái áo mút đan, quắt dính, bé tí trong hòm như một kỉ vật. Kỉ vật giàu tình yêu thương, dẫu thế nào người ta vẫn nắm chặt tay nhau nhìn con cái khôn lớn, trưởng thành, cái bàn học nhỏ bên cái tủ gỗ bạc thếch theo tháng năm vẫn kê góc ấy. Và rất lâu sau này, con cái mới nhận ra, không nhắc mẹ vứt bỏ đi, con mua cho bà cái tủ mới. Có những cái áo mút sau ngày mẹ về miền cực lạc, chị cả lại đem về, cất cùng những vòng xuyến mới tinh, các con mua cho bà sau này, bà chẳng còn dám đeo vì sợ mất.

Có một thời áo mút tưng bừng nhất, có lẽ là mút Lào. Khi len Sài Gòn, len Vĩnh Thịnh đã có mặt ở xứ Bắc, nhưng là của quý không dễ mua thì mút Lào về đến Việt Nam. Đầu tiên phải Hà Nội và chợ tỉnh mới có, sau vì là làng tôi có chợ lớn, vài xã vẫn đi phiên chợ này thì cánh buôn vải vóc ở chợ làng tôi cũng buôn về. Áo mút đỏ, gấp nếp, trong giấy bóng kính, thơm sực mùi xà phòng ca - may, phấn bông lúa, hay con én, cùng phảng phất mùi hăng hắc của son gió. Đồ cưới của chị em những năm đó là quần sa tanh, áo sơ mi trắng may cổ Đức, nẹp bong, áo mút đỏ sẽ được mặc bên trong, nếu như trời gió lạnh. Những chiếc áo mút đỏ tươi ấy, theo chị, theo em về nhà chồng, vài vụ sau bạc thếch, quắt lại, con chị cũng đã lon ton theo mẹ, mùa đông má nẻ hây hây, rõ yêu.

Cứ đến mùa cưới, những chiếc áo mút đỏ ngoài chợ tỉnh vẫn được sắm về làng, theo cô dâu mới về nhà chồng, đố ai mà chịu thiếu. Cả một quãng thời gian khá dài, khi có mốt áo kẻ 7 màu hay có áo phao đỏ về làng thì áo mút đỏ vẫn được chị em chọn mua.

Tôi cũng có áo mút, đầu tiên là cái áo mút màu xanh, có 2 sọc trắng trước ngực, dệt trơn. Tôi mặc lại của chị gái, đến khi về tôi nó đã hơi bạc màu ở vai. Mùa đông tôi mặc áo đông xuân cộc tay, rồi đến áo mút xanh ấy, khoác áo sột soạt Liên Xô tài trợ đi học ở trường làng. Mùa đông hôm nào có nắng chị tôi lại đem áo ra giặt sạch sẽ, phơi khô. Gần Tết, những tấm áo đẹp nhất này sẽ được giặt để mặc Tết, vì nhà con đàn, không phải năm nào bố mẹ tôi cũng sắm được hết cho các con áo mới. Tôi còn nhớ, tôi bận áo mút xanh đi chơi Tết rồi chụp bức ảnh đen trắng ở cửa hàng nhiếp ảnh Ngọc Ký ngoài phố làng tôi. 

Sau đó, tôi còn có một cái áo mút đỏ, lót bông, không phải mút Lào như các chị gái trong làng mua dịp cưới. Mà là cái áo mút dầy bịch, có lớp lót sợi ở mặt trái. Mẹ tôi mua về và bảo:

- Cái áo mút này có lớp lót sợi giặt bao giờ khô, chị em ngồi gỡ đi mà mặc. 

Chị tôi lấy kéo, cắt sát chân, còn chúng tôi lấy kim, móc và cả nhíp nhổ, để rứt đi từng chân sợi dệt vào tấm mút. Cả mùa đông đầu tiên hăm hở mấy chị em làm mới chưa hết hai ống tay. Năm sau, làm thêm được một mảng thân, năm sau nữa cũng được thêm mảng nhỏ. Cái áo mút xanh của tôi đã chật, tôi cũng mong có cái áo mút đỏ này thay thế, tôi định bụng cứ thế mặc cho xong, nhưng khi tôi mặc thử, cổ cái áo mút quá chật làm tôi đỏ mặt mới chui vào được, khi cởi ra thì càng khó, tóc lại rối bù, tôi đâm ra chán. Bố tôi còn bảo:

- Cái giống áo mút nó thế, rét quá thì phải mặc thôi, nó không biết tính khi may hay không biết chiết cổ, nên thành ra khó mặc, khó cởi.

Bẵng đi, các chị tôi đến tuổi lấy chồng, đều diện váy cưới xinh đẹp. Không chị nào còn sắm áo mút đỏ hay sơ mi trắng như gái làng trước đó nữa. Mốt áo mút đỏ cũng nhạt dần rồi hết từ độ đó thì phải. Cũng có thể do bố mẹ tôi thoát ly, các chị tôi lại đi học, đi làm, nên không sắm sửa đồ cưới như con gái trong làng, nên tôi chỉ nhớ áo mút Lào đến độ đó. 

Tôi vào đại học, ăn diện theo chúng bạn, mua những áo len thụng mốt nhất và chẳng mấy khi nhớ đến áo mút. Bỗng có ngày nghỉ, lục tủ thấy một bọc mút trắng, anh tôi gửi từ Liên Xô về cho mấy chị em gái. Tôi tần ngần phần vì nghĩ lại những cái áo mút xưa, phần vì không biết đan, bỏ thì tiếc. Em gái đứa bạn nhận lời đan hộ. Nó vót đôi đũa thành đôi kim đan và bắt đầu chập hai cuộn mút vào bắt đầu đếm mũi đan gấu. Mùa đông năm sau tôi có cái áo mút trắng đan phối đặc quả trám và vặn thừng. Mặc thay đổi cũng được, nhưng so ra với những áo len cánh dơi, áo len thụng thì cái áo mút trắng quả là không hấp dẫn mấy. Nhưng tôi cũng giữ áo đó khoảng đôi ba năm. Và rồi, hình như tôi đã bỏ cái áo mút trắng đó trong một lần chuyển nhà.
Bạn bè tôi cũng quên áo mút từ lâu, đến mẹ tôi cũng không còn mặc cái áo mút gi - lê dệt mắt na nữa. Mẹ tôi có vài cân len Vĩnh Thịnh cất trong tủ, tôi đi hỏi người thợ dệt ngoài tỉnh, dệt cho mẹ tôi hẳn một đôi, kiểu cổ Nhật lại pha kim tuyến. Tết năm đó mẹ tôi diện, ai cũng trầm trồ khen. Tủ nhà tôi không còn cái áo mút nào từ đó.

Đông về, gió rít ngoài kia tôi lại nhớ bà tôi, năm đó bà mặc áo cánh nâu, rồi đến cái áo mút xanh si-lâm gi-lê bó vào người, hai tà áo từ túi đến gấu lộ hết ra ngoài, vấn khăn nhung the đen nhánh. Bà nhai trầu bỏm bẻm ngồi riu lửa kho nồi cá ăn Tết. Bà bảo:

- Mẹ mày mua cho bà áo mút mới, mặc ấm lại gọn nhẹ, dễ làm lụng, không như khi mặc áo bông chần, nhiều khi vướng ướt hết cả cổ tay.

Bà tôi ngồi lần xem từ gấu đến từng cái cúc nhựa màu xanh tròn xoe, vẻ hài lòng. Đầu mùa đông năm sau, bà mới kịp phơi áo mút xanh hôm đượm nắng, chưa kịp mặc thì bà đã “về trời”. 

Nhớ bà, tôi cũng riu lửa kho cá như bà hồi xưa, kí ức ùa về khiến tôi nhớ tới áo mút, nhớ nhất là cái áo mút xanh si-lâm ủ ấm bà tôi từ mùa đông năm ấy cho đến mãi mãi. Không vì cái áo mút xanh của bà, chắc tôi cũng quên khuấy “áo mút”  trong bạt ngàn kiểu mốt thời trang như hiện nay, và nữa cái áo mút đỏ cũng không trong hành trang cô dâu của mấy chị em tôi hay chị dâu tôi. Nhưng tôi tin là khi tôi nói về áo mút sẽ có nhiều người nhớ, nhớ “áo trắng, quần sa tanh, áo mút đỏ, xe phượng hoàng, 2 đồng vàng nhà đẻ tặng lúc giao dâu’’… lấy chồng làng hay làm dâu thiên hạ mà có hành trang như thế là mơ ước của bao cô gái làng. 

Với dấn vốn ấy, họ đã gây dựng nên những gia đình đầm ấm trong làng, ngoài bãi. Giờ họ đã lên bà cả rồi, tôi biên lại đôi dòng về “áo mút” cũng là để cùng nhau nhớ cho ấm lòng, thây kệ những cơn gió bấc nối nhau về. 
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Hà Nội: Đẩy mạnh xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai
    UBND Thành phố ban hành Công văn số 3715/UBND-NNMT ngày 25/6 về việc triển khai thực hiện Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai Thành phố và việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trên địa bàn Thành phố.
  • Huyện Thường Tín đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
    Sáng 28/6, huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sau 4 năm nỗ lực, huyện đã đạt nhiều kết quả nổi bật, kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực, hạ tầng ngày càng khang trang, đời sống người dân được nâng cao.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
Áo mút
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO