8 không khi mẹ chồng sống cùng con dâu

Anh Thư/Phụ Nữ Việt Nam| 29/10/2018 12:27

Để tạo không khí thuận hòa trong gia đình, tạo mối quan hệ vui vẻ, gần gũi hơn khi chung sống cùng với nàng dâu, “8 không” sau đây là những gợi ý mà mẹ chồng nên tham khảo.

8 không khi mẹ chồng sống cùng con dâu

1. Không cố trở thành “quan tòa” mọi lúc

Việc nàng dâu có những cuộc tranh luận với chồng là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Thậm chí tranh luận giữa họ có thể dẫn tới cãi vã, căng thẳng. Song mẹ chồng nên để nàng dâu tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với “nửa kia” của mình. Bởi nếu mẹ chồng luôn cố gắng trở thành “quan tòa” giải quyết mọi chuyện, rất có thể càng khiến mâu thuẫn giữa con dâu và con trai thêm căng thẳng.

2. Không bảo thủ, cố chấp

Mẹ chồng không nên kiểm soát tất cả mọi hoạt động của gia đình, đưa ra ý kiến và bắt nàng dâu phải hoàn toàn nghe theo. Để đưa ra quyết định cuối cùng cho những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, mẹ chồng cũng nên lắng nghe ý kiến, mong muốn của nàng dâu. Mẹ chồng hãy để nàng dâu làm theo những quyết định của mình một cách tự nguyện, thoải mái nhất thay vì làm với tư tưởng đối phó.

3. Không soi mói

Người mẹ thường muốn thể hiện sự quan tâm tới cuộc sống sinh hoạt của con trai mình mà trở nên soi mói nàng dâu. Sự quan tâm của người mẹ dành cho con là đúng nhưng nên thể hiện theo cách tích cực. Mẹ chồng nên góp ý, khuyên bảo nàng dâu những điều chưa hợp ý thay vì thường xuyên xét nét từng hành động, thái độ, moi móc những sai sót của nàng dâu để phê bình, trách móc.

4. Không phân biệt đối xử

Đơn giản như việc khi mua sắm bất cứ thứ gì cho gia đình, mẹ chồng nên nghĩ tới cả nàng dâu của mình. Không nên chỉ quan tâm tới mục đích sử dụng của con trai hay các cháu mà thôi. Mẹ chồng không nên tạo khoảng cách khi thể hiện sự quan tâm của mình khiến nàng dâu có cảm giác họ giống như người ngoài.

5. Không nên xem con trai là người hoàn hảo nhất

Thường suy nghĩ con trai là tốt nhất, là hoàn hảo nhất nên mẹ chồng hay có tâm lý cho rằng nàng dâu may mắn khi lấy được con trai mình. Bởi thế với bất cứ việc gì không hoàn thành, không thành công, mẹ chồng đều dễ dàng đổ lỗi cho nàng dâu. Không ai là hoàn hảo cả, bởi thế mẹ chồng nên thay đổi suy nghĩ để có thể hiểu hơn nàng dâu của mình.

6. Không xâm phạm không gian riêng tư

Nhiều mẹ chồng luôn nghĩ rằng họ có quyền lớn nhất trong ngôi nhà của mình. Bởi thế họ không cần phải hỏi ý kiến ai khi thực hiện một việc làm nào đó. Song có những khoảng không gian riêng tư của nàng dâu mà mẹ chồng nên tôn trọng. Đơn giản như việc mẹ chồng không nên tự ý kiểm tra, sắp xếp đồ đạc trong phòng con dâu theo ý mình. Hoặc mẹ chồng không nên ra vào, thu dọn phòng ốc của nàng dâu thoải mái như không gian của chính mình. Điều này sẽ khiến nàng dâu cảm thấy khó chịu và ngột ngạt.

7. Không bình phẩm, đòi hỏi quá cao

Mẹ chồng nên nhìn vào những điểm tích cực trong sự cố gắng của nàng dâu thay vì chỉ bình phẩm những nhược điểm của họ. Hãy động viên, hướng dẫn để nàng dâu phát huy ưu điểm của họ. Mẹ chồng cũng không nên đòi hỏi quá cao ở nàng dâu để rồi cố gắng muốn họ trở thành “bản sao” của mình. Sự đòi hỏi của mẹ chồng sẽ làm nảy sinh những so sánh không cần thiết và gây áp lực, khó chịu với nàng dâu. Mẹ chồng nên khuyến khích, động viên để nàng dâu có thể phát huy tốt những khả năng, sở trường riêng của họ.

8. Không bắt con trai phải chọn lựa

Khi xảy ra mâu thuẫn với nàng dâu, nhiều mẹ chồng thường muốn mình là người duy nhất đúng trong mọi chuyện. Bởi thế người mẹ càng muốn con trai nghe lời và đứng về phía mình. Thế nhưng, việc đặt con trai vào tình thế phải lựa chọn giữa một bên là mẹ, một bên là vợ chỉ càng khiến mâu thuẫn gia đình tăng thêm. Thay vì bắt con trai phải khó xử, mẹ chồng nên rộng lượng và là người chủ động hóa giải mâu thuẫn với nàng dâu.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
8 không khi mẹ chồng sống cùng con dâu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO