5 điều về thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới RCEP

KTĐT| 21/11/2020 17:13

Gần 10 năm sau khi được đề xuất tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Bali năm 2011, thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - sẽ được ký kết vào chiều Chủ nhật (15/11), bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37.

Với sự tham gia của 10 thành viên ASEAN, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, khối RCEP sẽ bao gồm gần 1/3 dân số thế giới, đóng góp khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội của khối.Thỏa thuận sẽ xóa bỏ tới 90% thuế nhập khẩu giữa các bên tham gia trong vòng 20 năm kể từ khi có hiệu lực, đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho hàng hóa và dịch vụ trong khu vực.Hiệp định cũng nhằm mục đích thiết lập một bộ quy tắc thương mại chung và bao gồm các lĩnh vực phi truyền thống không có trong một số thỏa thuận hiện có, chẳng hạn như thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh và sở hữu trí tuệ.Dưới đây là 5 điều đáng lưu ý về thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới này:"Đòn bẩy" Covid-19Trong khi các cuộc đàm phán trực tuyến thường được cho sẽ khiến quá trình rà soát pháp lý - nhằm xem xét và chỉnh sửa văn bản của thỏa thuận - trở nên phức tạp hơn, thì hậu quả kinh tế từ đại dịch Covid-19 được cho là một yếu tố "đòn bẩy", thúc đẩy các bên hoàn tất thỏa thuận, vì những lợi ích từ việc cắt giảm thuế quan và các rào cản thương mại.Một tuyên bố chung của các Bộ trưởng, được công bố sau cuộc đàm phán trực tuyến hồi tháng 8 cho biết, việc ký kết thỏa thuận sẽ nâng cao niềm tin kinh doanh, cũng như thể hiện sự ủng hộ của khu vực đối với một hệ thống thương mại đa phương rộng mở, bao trùm và dựa trên quy tắc.Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng mà Hiệp định RCEP có thể đóng góp vào những nỗ lực phục hồi sau đại dịch, cũng như trong sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế khu vực và toàn cầu.Cuộc chiến thương mại thuế quan giữa chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump với Bắc Kinh trong những năm gần đây được cho cũng đã tạo thêm động lực để thúc đẩy RCEP, vốn chỉ tiến triển chậm kể từ khi các cuộc đàm phán bắt đầu vào năm 2012.Ai được lợi?Giới chuyên gia nhận định, tất cả các bên tham gia RCEP đều có lợi.Giáo sư nghiên cứu quốc tế tại ĐH Renmin của Trung Quốc Jason Ji cho biết, các nước như Campuchia, Thái Lan và Việt Nam có thể ghi thấy sự gia tăng GDP và khối lượng xuất khẩu sau khi hiệp định có hiệu lực."Các lĩnh vực chính được hưởng lợi sẽ bao gồm ngành xây dựng của Thái Lan, ngành công nghiệp thực phẩm chế biến của Singapore và Malaysia, lĩnh vực sản xuất của Lào", ông Ji nói với The Straits Times.Tiến sĩ Pan Zhengqi của ĐH Khoa học Xã hội Singapore cho biết, một kết quả quan trọng của RCEP là thỏa thuận giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các chuỗi cung ứng phức tạp, và điều này sẽ thúc đẩy ngành điện tử của Hàn Quốc.Cũng theo ông Pan, đối với Việt Nam, việc hạ thấp các rào cản thương mại và tăng cường tiếp cận thị trường thể theo RCEP sẽ có lợi cho các ngành viễn thông, dệt may và da giày. Trong khi việc trao đổi bí quyết kỹ thuật theo thỏa thuận được tin sẽ giúp Trung Quốc nâng cao chuỗi giá trị.Sự rút lui của Ấn ĐộCuối cùng, sẽ có 15 thay vì 16 nước tham gia ký kết RCEP, sau khi Ấn Độ tuyên bố rút khỏi các cuộc đàm phán vào tháng 11 năm ngoái. Quốc gia này được cho đã có những lo ngại nhất định về nguy cơ mất cân bằng thương mại, do đang có thâm hụt thương mại với 11 trong số 15 quốc gia tham gia hiệp định.Lo ngại rằng thỏa thuận có thể dẫn đến việc tràn ngập các sản phẩm thủ công và nông sản vào thị trường của mình, Ấn Độ đã không sẵn sàng xóa bỏ thuế quan đối với nhiều ngành công nghiệp nhạy cảm.Tuy nhiên, cánh cửa để Ấn Độ tái gia nhập vẫn mở - một điểm mà một số nhà lãnh đạo ASEAN đã đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh song phương với Thủ tướng Narendra Modi vào thứ Năm tuần trước.Phó Giáo sư thực hành tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu James Crabtree đánh giá, quyết định không tham gia của Ấn Độ là một bước lùi đối với thỏa thuận, nhưng có thể sẽ là một "sai lầm lịch sử" đối với chính New Delhi."Đối với Ấn Độ, điều đó báo hiệu một sự quay lưng cơ bản hơn với việc mở cửa kinh tế, khiến New Delhi nằm ngoài cả 2 khối kinh tế sẽ xác định tương lai của châu Á: RCEP và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP) gồm 11 thành viên", ông James nói.Giống và khác gì CPTPP?CPTPP - phát triển từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ban đầu bao gồm Mỹ, sau khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận - đã được ký kết vào năm 2018 giữa 11 quốc gia. 7 trong số đó cũng sẽ nằm trong RCEP: Australia, Brunei, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam. Các thành viên CPTPP khác là Canada, Chile, Mexico và Peru.CPTPP liên quan đến việc loại bỏ thuế quan nhiều hơn và cũng bao gồm các điều khoản về tiêu chuẩn lao động và môi trường - điểm khác biệt dễ thấy so với RCEP.Tuy nhiên, cả CPTPP và RCEP đều được coi là những khối xây dựng cho một tầm nhìn thương mại tự do bao trùm khắp Thái Bình Dương - Khu vực Thương mại Tự do Châu Á Thái Bình Dương (FTAAP) - điều mà các thành viên của Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã đề cập lần đầu tiên vào năm 2004.Căng thẳng Australia - Trung QuốcSau khi Australia có những động thái làm "phật lòng" đối tác thương mại lớn nhất của mình là Trung Quốc, liên quan đến vấn đề điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19, chính phủ Bắc Kinh đã ra lệnh ngừng nhập khẩu nhiều sản phẩm của Australia như than đá, lúa mạch và rượu vang.Một số người lo ngại, cuộc tranh cãi thương mại đang diễn ra giữa 2 nước có thể cản trở sự hợp tác trong khuôn khổ RCEP. Tuy nhiên Tiến sĩ Pan của SUSS tin rằng, hiệp ước thương mại thậm chí có thể hữu ích trong việc giảm leo thang căng thẳng giữa Australia và Trung Quốc, khi nó hạn chế hành động của cả 2 bên dựa trên luật lệ."Các nước tham gia - ngay cả các cường quốc lớn như Trung Quốc - có thể sẽ suy nghĩ lại về việc sử dụng thương mại như một đòn bẩy chiến lược", ông Pan đánh giá, đồng thời chỉ ra rằng hành vi của Trung Quốc trong RCEP sẽ phần nào định hình danh tiếng và độ tin cậy của nước này, cũng như thay đổi hành vi của các bên khác đối với Bắc Kinh.Các nhà phân tích khác cũng đồng ý rằng, RECP lúc này đang trở thành chìa khóa hữu ích."RCEP sẽ không thay thế các hiệp định thương mại tự do đã có từ trước, bao gồm nhóm ASEAN+ (ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Nhưng nó chắc chắn cải thiện chúng và tạo điều kiện cho việc đánh giá, thương lượng các hiệp định này về các quy tắc thương mại cũng như thủ tục hải quan", Giáo sư Ji của ĐH Renmin nói.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
5 điều về thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới RCEP
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO