Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước đến năm 2020

Bảo Hân/HNM| 15/06/2018 14:17

Sáng 15-6, với 474/475 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm tỷ lệ 97,33%), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (DN) và cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước đến năm 2020
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua  Nghị quyết trong sáng 15-6.

Theo đó, để khắc phục những hạn chế, bất cập, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và CPH DNNN, Nghị quyết đã xác định rõ những nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung, giao Chính phủ khẩn trương tổng kết, hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và CPH DNNN; sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các nội dung còn vướng mắc của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai và các văn bản khác có liên quan; 

Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong giai đoạn vừa qua; xử lý kịp thời các đề xuất, kiến nghị của DN.

Khẩn trương bàn giao phần vốn đang quản lý về cơ quan có thẩm quyền được giao quản lý vốn, tài sản nhà nước tại DN. Đến năm 2020 xử lý dứt điểm các DN vi phạm pháp luật, để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài; không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý thua lỗ của DN;

Kiểm điểm và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu trong việc để xảy ra các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và CPH DNNN, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy (tháng 5-2019).

Gắn kết quả của việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; tiếp tục đổi mới công tác bố trí bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với người đứng đầu DNNN.

Cùng với đó, cần quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của DNNN, nhất là việc vay nợ nước ngoài, các dự án đầu tư trong nước và ở nước ngoài, nguồn vốn mua bán, sáp nhập DN; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh của Chính phủ đối với DNNN.

Tiếp tục đổi mới cơ chế để DN thực sự chủ động trong trả tiền lương, tiền thưởng dựa vào năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh…

Tiếp tục rà soát, tách bạch giữa những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế hoặc lĩnh vực công ích mà Nhà nước cần nắm quyền chi phối với những lĩnh vực nên huy động vốn đầu tư từ xã hội; xác định tỷ lệ sở hữu nhà nước tại DN ở mức hợp lý nhằm thu hút nhà đầu tư bên ngoài và thay đổi mô hình quản trị DN một cách thực chất. Tách bạch giữa hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, an sinh xã hội với hoạt động sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận của DN;

Đánh giá việc thoái vốn, CPH, chuyển đổi mô hình tại các DN; tập trung hoàn thành mục tiêu CPH và thoái vốn nhà nước theo đúng lộ trình và quy định của pháp luật, bảo đảm các nguyên tắc và cơ chế thị trường; minh bạch, công khai thông tin; xem xét cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn trong xử lý các vấn đề về tài chính, lao động, chính sách khoa học công nghệ... nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của một số DN đã cơ cấu lại nhưng tình hình sản xuất kinh doanh còn chưa khả quan.

Áp dụng biện pháp giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, nhất là DNNN lâm vào tình trạng giải thể, phá sản mà không có phương án cơ cấu lại khả thi.

Liên quan đến công tác quản lý đất đai tại DN, Quốc hội yêu cầu Chính phủ rà soát diện tích đất của các DNNN, hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

“Thực hiện việc xác định giá đất cụ thể phù hợp với quy định của Luật Đất đai để xác định đúng giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN CPH, tính đúng, tính đủ tiền thuê đất của DN, tránh thất thu cho NSNN” - Nghị quyết nêu rõ.

Cùng với đó, quản lý chặt chẽ, tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của DN sau CPH, bảo đảm tuân thủ phương án sử dụng đất đã được phê duyệt trong phương án CPH DN; trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khác với phương án đã được phê duyệt thì tổ chức thu hồi và đấu giá công khai theo quy định của pháp luật; nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật đất đai về thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.
Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước đến năm 2020
Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết.

Quốc hội yêu cầu, tiến hành thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất của DNNN, DN CPH sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2017, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ tám (tháng 10-2019).

Nghị quyết cũng đặt ra yêu cầu, tăng cường minh bạch thông tin đối với tất cả các DNNN; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát để kịp thời phát hiện vi phạm và có biện pháp xử lý, khắc phục; thực hiện nghiêm, dứt điểm các kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, có chế tài xử lý đối với các trường hợp không thực hiện, chậm thực hiện kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm toán.

Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về CPH DNNN, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn, tài sản Nhà nước.

Đánh giá việc quản lý và sử dụng nguồn thu từ thoái vốn nhà nước tại DN và hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN, có biện pháp nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng Quỹ. Báo cáo Quốc hội việc quản lý, sử dụng Quỹ tại kỳ họp Quốc hội tháng 10 hàng năm.

Đặc biệt, Quốc hội giao cho KTNN kiểm toán Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN và việc sử dụng nguồn thu từ đất của các DNNN đã CPH giai đoạn 2011-2017, báo cáo Quốc hội kết quả tại kỳ họp thứ bảy.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước đến năm 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO