Y tế - Giáo dục

Xây dựng khung pháp lý về hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục

Đình Thế 07:26 16/05/2025

Ngày 15/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục để lấy ý kiến góp ý rộng rãi.

Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm cụ thể hóa Luật Giáo dục 2019 và triển khai Chỉ thị số 29-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông đến năm 2030.

f9b78e07d1c0709e29d1-1-.jpg
Ngày hội Gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động. Ảnh: minh họa.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị định được ban hành với mục tiêu kép, vừa tạo dựng hành lang pháp lý vững chắc cho công tác hướng nghiệp và phân luồng, vừa giải quyết những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn; góp phần thay đổi nhận thức xã hội về giá trị của giáo dục nghề nghiệp, thúc đẩy việc lựa chọn nghề nghiệp dựa trên năng lực, sở thích và nhu cầu xã hội; thể hiện sự toàn diện và tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp, phân luồng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Dự thảo Nghị định hướng đến việc xây dựng một khung pháp lý đồng bộ, khả thi, quy định chi tiết về nguyên tắc, nội dung, biện pháp và điều kiện đảm bảo thực hiện hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục. Điều này giúp nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệp, phân luồng, tạo điều kiện để học sinh lựa chọn lộ trình học tập và nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng cá nhân.

Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định cũng nhằm giải quyết tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế. Việc phân luồng hiệu quả sẽ cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp cho thị trường lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Cụ thể, Dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 14 điều, bao quát toàn diện các khía cạnh của công tác hướng nghiệp và phân luồng.

Về nguyên tắc hướng nghiệp và phân luồng, dự thảo Nghị định quy định 4 nguyên tắc nhằm bảo đảm hài hòa giữa nguyện vọng học sinh và nhu cầu phát triển nhân lực gồm: Bảo đảm hài hòa giữa nguyện vọng, năng lực của học sinh với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quyền được định hướng nghề nghiệp và được tôn trọng lựa chọn hướng học tập, nghề nghiệp của học sinh; bảo đảm tính hệ thống, liên tục; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội.

Về nội dung hướng nghiệp, dự thảo tập trung cung cấp thông tin về ngành nghề, xu hướng lao động, kỹ năng cần thiết và tư vấn lộ trình học tập. Nội dung hướng nghiệp trong giáo dục bao gồm: Giáo dục nhận thức về các con đường học tập và nghề nghiệp; cung cấp thông tin về ngành nghề, xu hướng thị trường lao động và nhu cầu nhân lực của xã hội; đánh giá năng lực, sở thích và định hướng nghề nghiệp của học sinh; hướng dẫn lập kế hoạch học tập và rèn luyện phù hợp với định hướng nghề; phát triển kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.

Về định hướng phân luồng, dự thảo Nghị định quy định cụ thể về định hướng phân luồng sau khi hoàn thành chương trình trung học cơ sở và hoàn thành chương trình trung học phổ thông, với lựa chọn học tiếp, học nghề hoặc tham gia thị trường lao động.

Về biện pháp thực hiện, dự thảo Nghị định quy định cụ thể các biện pháp phân luồng, hướng nghiệp trong giáo dục; lồng ghép nội dung phân luồng, hướng nghiệp vào chương trình giáo dục, tổ chức trải nghiệm nghề, tư vấn cá nhân, tăng cường phối hợp giữa nhà trường – gia đình – doanh nghiệp – địa phương.

Dự thảo cũng quy định rõ vai trò các cấp chính quyền, cơ sở giáo dục, các tổ chức và cá nhân liên quan về điều kiện đảm bảo và trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Chính sách mới về hướng nghiệp và phân luồng được Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực cho giáo dục và thị trường lao động. Chính sách này giúp học sinh định hướng nghề nghiệp từ sớm, đưa ra những lựa chọn phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân, từ đó giảm thiểu tình trạng chọn sai ngành, học trái nghề.

Bài liên quan
  • Hà Nội: Hướng nghiệp thời AI – Bước đi chiến lược của ngành giáo dục Ba Đình
    Nhằm trang bị cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS những kiến thức, kỹ năng hiện đại về hướng nghiệp, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình phối hợp với Công ty cổ phần Five-Star English tổ chức Hội thảo chuyên đề với chủ đề: “AI, Tương lai việc làm và Vai trò của Nhà trường trong Hướng nghiệp” vào ngày 24/4/2025 tại Trường THCS Nguyễn Trãi, Ba Đình, Hà Nội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt hiệu quả
    Ngày 19/6, Đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ký ban hành Kế hoạch 02-KH/BCĐTW về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Kế hoạch thể hiện tinh thần hành động khẩn trương, quyết liệt, với lộ trình hai giai đoạn rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm phân công tới từng cấp, từng ngành.
  • Bắc Từ Liêm vận hành thử nghiệm chính quyền hai cấp: Nền tảng cho bộ máy phục vụ hiện đại, hiệu quả
    Hưởng ứng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy Hà Nội về xây dựng mô hình chính quyền đô thị tinh gọn, hiệu quả, quận Bắc Từ Liêm đã chính thức triển khai vận hành thử nghiệm mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp tại các phường mới sau sáp nhập.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng khung pháp lý về hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO