Xây dựng Câu lạc bộ văn hóa dân gian gắn với phát triển du lịch

Sơn Dương| 18/10/2022 09:17

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã ban hành quyết định giao Vụ Văn hóa dân tộc phối hợp với Sở VHTTDL Lạng Sơn, Kon Tum, Phú Yên, Ninh Thuận và Đắk Nông tổ chức xây dựng các mô hình CLB sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư, năm 2022.

tay-1666002285419346023455(1).jpg

Đây là hoạt động nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại các địa phương.

Theo kế hoạch, trong tháng 11/2022, tổ chức xây dựng CLB sinh hoạt văn hóa (tập luyện, biểu diễn văn hóa - nghệ thuật, cuộc thi văn nghệ dân gian) vùng di dân tái định cư thủy điện đối với đồng bào dân tộc Ba Na tại thôn (làng) Đăk Mǔt, xã Đăk Mar huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum với sự tham gia của 5 nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng và 45 hội viên dân tộc Ba Na.

Đồng thời, tổ chức xây dựng CLB đàn, hát dân ca dân tộc Tày, Nùng tại các thôn (Khu) 1, 4, 5, 6, 8, xã Na Sầm và Hoàng Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn với sự tham gia của 5 nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng và 45 hội viên dân tộc Tày, Nùng. Qua đó, khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin để xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian về đàn, hát dân ca dân tộc Tày, Nùng tại thôn (Khu) 1, 2, 4, 5, 6, 8, xã Na Sầm và Hoàng Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Tổ chức xây dựng CLB văn hóa dân gian dân tộc Ê Đê tại các thôn (buôn) Ly, Thứ, Chung xã Ea Trol, Ea Bar, Lê Diêm và thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, với sự tham gia của 10 nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng và 40 hội viên dân tộc Ê Đê.

Tổ chức xây dựng CLB sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Raglai tại các thôn Bố Lang, Tà Lọt, Trà Co 2, Ma Lâm, Ma Oai, Châu Đắc, Ma Nai, Suối Rớ, Rã Giữa, xã Phước Bình, Phước Hoà, Phước Tiến, Phước Tân, Phước Thắng, Phước Đại, Phước Thành, Phước Chính và Phước Trung, huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận với sự tham gia của 5 nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng và 45 hội viên dân tộc Raglai.

Tổ chức xây dựng CLB sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Mông tại các thôn 5, 6, 7, xã Đắk R'Măng huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông với sự tham gia của 2 nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng và 48 hội viên dân tộc Mông.

Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL sẽ trao tặng, hỗ trợ vật tư, nguyên vật liệu, dụng cụ, tài liệu phục vụ xây dựng CLB sinh hoạt văn hóa dân gian để xây dựng các CLB có điều kiện tập luyện, biểu diễn văn hóa - nghệ thuật, cuộc thi văn nghệ dân gian phục vụ công tác bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể của dân tộc Ba Na, Tày, Nùng, Mông, Raglai và Ê Đê tại các tỉnh Lạng Sơn, Kon Tum, Phú Yên, Ninh Thuận và Đắk Nông nhằm bảo tồn và tuyên truyền, quảng bá văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Theo Bộ VHTTDL, việc khôi phục, bảo tồn các nét văn hóa truyền thống tốt đẹp như làn điệu dân ca, dân vũ, nghệ thuật trình diễn dân gian và một số sinh hoạt văn hóa dân gian khác đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc của các dân tộc Ba Na, Ê Đê, Raglai, Mông, Tày, Nùng tại các tỉnh Lạng Sơn, Kon Tum, Phú Yên, Ninh Thuận và Đắk Nông là việc làm cấp thiết. Các địa phương cần chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nghệ nhân, hướng đến bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tạo môi trường văn hóa, không gian văn hóa phù hợp để đồng bào các dân tộc thường xuyên được giao lưu, trình diễn văn hóa truyền thống trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu văn hóa trong từng cộng đồng hoặc giữa các cộng đồng dân tộc với nhau.

Trong quá trình thực hiện xây dựng các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng di dân tái định cư cần đảm bảo thiết thực, hiệu quả, thích ứng an toàn với công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực tế của địa phương.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng Câu lạc bộ văn hóa dân gian gắn với phát triển du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO