Chính sách & Quản lý

Xây dựng các phương án trưng bày cho Bảo tàng Hà Nội

Thạch Vũ 10:55 24/02/2023

Chiều 23/2, tại Bảo tàng Hà Nội, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định chuyển chủ đầu tư Dự án trưng bày Bảo tàng Hà Nội và một số nội dung quan trọng liên quan đến việc xây dựng các phương án trưng bày cho Bảo tàng Hà Nội.

z4133387964282_fe1e640f08715ef84c04d0fbb9bcecb6.jpg
Hội nghị công bố quyết định chuyển chủ đầu tư Dự án trưng bày Bảo tàng Hà Nội chiều 23/2.

Đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo từ Bảo tàng Hà Nội, thời gian qua, đơn vị này đã tập trung triển khai các nhiệm vụ trưng bày thường xuyên; đồng thời đẩy mạnh hoạt động trưng bày, triển lãm, truyền thông quảng bá thương hiệu.

Từ tháng 7/2022 mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 đến nay, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức và phối hợp tổ chức hàng chục sự kiện, hoạt động văn hóa tiêu biểu như các trưng bày: “Hà Nội - đất trăm nghề”, “Nếp xưa”, “Hà Nội 1972 - Khát vọng hòa bình”, tranh nghệ thuật “Con đường”, không gian nghệ thuật sáng tạo “Ego”… thu hút gần 70.000 lượt khách tham quan cùng 350 nghìn lượt tương tác trên các trang mạng xã hội.

Cùng với đó, đơn vị duy trì hoạt động, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động; tăng cường sưu tầm, huy động hiến tặng tài liệu, hiện vật phục vụ công tác trưng bày, làm giàu cho kho dữ liệu.

Đến thời điểm hiện tại, Bảo tàng đã đáp ứng đủ số lượng tư liệu, hiện vật cần thiết cho trưng bày thường xuyên, là gần 8.000 tư liệu, hiện vật. Phần nội dung trưng bày cũng đã hoàn tất, với 7 chủ đề lớn, 33 tiểu chủ đề phản ảnh đầy đủ, chi tiết và sâu sắc về dặm dài lịch sử Thăng Long - Hà Nội, chỉ còn chờ thiết kế thi công hoàn thiện, để triển khai thực tế.

Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, đến giờ nội dung quan trọng này vẫn chưa được hoàn thành, gây khó cho Bảo tàng thúc đẩy các bước tiếp theo.

Ngoài ra, một số hạng mục trong nội dung thiết kế trưng bày, trên thực tế chưa có đơn giá định mức (ví dụ như: Chú thích hiện vật, đồ họa hiện vật, dựng video clip…), khiến Bảo tàng lúng túng trong triển khai, thực hiện.

Tại Hội nghị, đại diện các ban ngành, đơn vị liên quan đã họp bàn chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong triển khai các phần việc tại Bảo tàng Hà Nội, đồng thời đề xuất giải pháp gỡ khó cho công tác triển khai nội dung trưng bày thường xuyên nói riêng; đẩy mạnh hoạt động thông tin truyền thông quảng bá thương hiệu cho điểm đến văn hóa của Thủ đô Hà Nội.

Cụ thể, Bảo tàng cần xây dựng kịch bản truyền thông riêng, bài bản; công tác truyền thông phải chủ động, đi trước; có đội ngũ năng động và chuyên nghiệp; đề nghị Bộ VHTT-DL cùng các ban, ngành liên quan hỗ trợ, hướng dẫn triển khai, thực hiện những nội dung còn vướng mắc về quy định, thủ tục, đơn giá.

Tại hội nghị, UBND TP Hà Nội đã công bố quyết định thành lập Phòng 5 thực hiện dự án thuộc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội - đơn vị trực tiếp tiếp nhận Dự án trưng bày Bảo tàng Hà Nội; yêu cầu đơn vị tiếp nhận, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai ngay các phần việc.

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh: “Cần rà soát lại các loại hợp đồng, giám sát, thúc đẩy các nhiệm vụ, phối hợp kiểm tra, kịp thời tháo gỡ, đề xuất tháo gỡ vướng mắc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, chậm nhất đến năm 2024, phải hoàn thiện được phần nội dung trưng bày ngoài trời và khu vực trưng bày tầng hai”.

Cùng với đó, Sở VH-TT Hà Nội hỗ trợ, hướng dẫn Bảo tàng Hà Nội triển khai có hiệu quả việc số hóa hiện vật, mời chuyên gia, nhà khoa học tâm huyết, có trình độ tư vấn nội dung xung quanh nhiệm vụ này.

Đặc biệt, Bảo tàng Hà Nội cần chú trọng đầu tư cho công tác truyền thông, có kế hoạch, mục tiêu riêng qua từng năm để nâng cao chất lượng, hiệu quả quảng bá hình ảnh văn hiến, văn hóa của Thủ đô thông qua thiết chế bảo tàng, đưa Bảo tàng trở thành địa chỉ văn hóa không thể bỏ qua khi tới thăm Hà Nội.

Chẳng hạn như tự đặt cho mình chỉ tiêu xây dựng được chương trình, sự kiện, hoạt động văn hóa là điểm nhấn ấn tượng, trở thành một trong 10 sự kiện văn hóa trong năm của TP.

Bài liên quan
  • Xây dựng Chương trình Quốc gia chấn hưng văn hóa
    Ngày 22/2, tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và một số Bộ, ngành, chuyên gia, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết chương trình tổng thể quốc gia phát triển văn hóa đang được gấp rút xây dựng để thúc đẩy sức mạnh nội sinh, đóng góp vào sự phát triển bền vững đất nước.
(0) Bình luận
  • Yêu cầu siết chặt quản lý di tích trên cả nước
    Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành công văn số 1218/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chưa chấp thuận họp báo của Công ty Chị em rọt
    Liên quan tới sự việc chiều 14/3 tại Hà Nội, lần đầu tiên Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER) tổ chức gặp mặt cung cấp thông tin về những "lùm xùm" gần đây, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hà Nội cho biết đơn vị chưa cấp phép họp báo cho công ty này.
  • Ra mắt Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam
    Chiều 7/3/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam chính thức ra mắt. Trung tâm được thành lập bởi Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) với mục tiêu trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, góp phần giữ gìn và lan tỏa nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại.
  • Quy hoạch bảo quản, tu bổ và phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 25/2/2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà (Quảng Trị).
  • Khơi thông chính sách để du lịch cộng đồng bứt phá
    Vừa qua, nhiều người dân kiến nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cần ban hành hoặc hướng dẫn cụ thể khung chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là về mức hỗ trợ cho người dân, giúp các địa phương có cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Luật Du lịch 2017 (Điều 19), như hỗ trợ về trang thiết bị ban đầu, xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng…
  • Hà Nội chuẩn bị ra “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”
    UBND TP Hà Nội vừa có Thông báo số 66/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà tại cuộc họp nghe báo cáo công tác quản lý nhà nước về di tích di sản và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt
    Ngày 29/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025
    Tối 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 đã long trọng khai mạc sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.
  • Đầu tháng 4 sẽ diễn ra lễ hội Then Kin Pang 2025
    Lễ hội Then Kin Pang 2025 được tỉnh Lai Châu tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tôn vinh tín ngưỡng Then và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội còn góp phần kích cầu du lịch, thu hút du khách đến với Lai Châu.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng các phương án trưng bày cho Bảo tàng Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO