Xã hội hóa văn hóa, nghệ thuật: Được ít, mất nhiều

Lại Tấn/KTĐT| 20/12/2018 10:47

Sau 21 năm thực hiện, chủ trương xã hội hóa (XHH) hoạt động văn hóa, nghệ thuật (VHNT) đã bộc lộ nhiều bất cập.

Trong đó, nổi bật là sự thiếu thống nhất trong cách nhận thức của mỗi đơn vị dẫn đến việc triển khai thiếu đồng bộ, nhiều loại hình VHNT đi chệch hướng, bị thương mại hóa và “lai căng” hóa.

Tư nhân loay hoay xã hội hóa

Ngày 19/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật T.Ư tổ chức Hội thảo “Nhìn lại quá trình XHH các hoạt động VHNT ở Việt Nam từ khi ban hành chủ trương đến nay”. Tại hội thảo, hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực VHNT đã đánh giá cao chủ trương XHH. Sau 21 năm thực hiện, hoạt động VHNT đã có những thay đổi khá toàn diện, từ phương thức tổ chức đến đầu tư, sáng tạo, thẩm định, đánh giá, phát hành và quảng bá sản phẩm.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện XHH hoạt động VHNT. Đó là mỗi nơi nhận thức một kiểu, rồi cách làm, phương thức hoạt động còn mang tính tùy tiện. Bên cạnh đó, hệ thống thiết chế quản lý thiếu đồng bộ, cụ thể và chưa phù hợp. Theo nhiều đại biểu, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do Nhà nước có xu hướng thả nổi, để mặc tư nhân tự lo, tự xoay xở khi thực hiện chủ trương XHH.

Nhìn nhận dưới góc độ thực tế, đạo diễn Đặng Nhật Minh chia sẻ, từ ngày có chủ trương XHH các hoạt động điện ảnh, việc nhập phim như được cởi trói, nở rộ chưa từng có. Công ty sản xuất phim tư nhân có quyền được nhập phim nước ngoài, không hạn chế số lượng. Những phim nhập về đa số là phim bạo lực hoặc tình cảm ủy mị. Không ai kiểm soát nổi khi số lượng phim nhập đến hàng trăm phim mỗi năm. Theo đạo diễn Đặng Nhật Minh, Việt Nam cần có biện pháp hạn chế, ngăn chặn luồng phim độc hại ảnh hưởng nền tảng đạo đức xã hội. 

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Trần Trí Trắc - Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Sân khấu Hà Nội, sân khấu cách mạng Việt Nam vốn được sinh ra, lớn lên bằng "bầu sữa mẹ bao cấp” nên bước vào cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế với tinh thần tự chủ đã trở nên bế tắc trong sáng tạo và sinh ra tình trạng “nhiều vở yếu, thiếu vở hay”, loay hoay mãi khán giả không đến. Trong bối cảnh chưa kịp thích ứng ấy, sân khấu bị XHH nên càng khủng hoảng trầm trọng. Rõ ràng, định hướng XHH, tự chủ chưa phù hợp với thời điểm này của sân khấu.

Tiếng chuông cảnh tỉnh

Nghị quyết 90-CP năm 1997 về phương hướng chủ trương XHH các hoạt động giáo dục, y tế văn hóa của Chính phủ đã nói rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và hệ thống chính trị. Nghị quyết ra đời được khẳng định là rất đúng và trúng, nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân và tăng cường vai trò của các hội, đặc biệt là Hội VHNT. Trong đó có một ý rất quan trọng: Dù tiến hành XHH hoạt động VHNT nhưng Nhà nước không buông và vẫn nắm vai trò chủ đạo.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, giữa mục tiêu, định hướng và quá trình thực hiện XHH vẫn còn một số bất cập. Phó Thủ tướng chỉ rõ sự phối hợp giữa chính quyền và các đoàn thể trong việc triển khai chủ trương XHH không phải lúc nào cũng tốt. Bao trùm hơn hết là chúng ta không thoát được khỏi những hạn chế của các nước đang phát triển, mục tiêu tăng trưởng kinh tế lấn át, không chú ý đến văn hóa, xã hội. Lĩnh vực văn hóa, xã hội nói chung, đặc biệt là văn học nghệ thuật trong ngắn hạn không tạo ra giá trị kinh tế mà về lâu dài mới gián tiếp tạo ra giá trị kinh tế. 

Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong nhiều vấn đề còn tồn tại của XHH VHNT, bao trùm lên tất cả là nhận thức của các nhà quản lý, của những người làm công tác văn hóa còn chưa đúng, đã dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc. Thực trạng về suy thoái đạo đức, về các hiện tượng đáng báo động trong xã hội có một phần do buông lỏng quản lý văn hóa. Do vậy, hội thảo lần này đã gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh hướng về các hoạt động VHNT được XHH.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Xã hội hóa văn hóa, nghệ thuật: Được ít, mất nhiều
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO