Những năm 1980, làng Cót quê tôi còn nhiều nhà có vườn rộng bao quanh để trồng rau và cây ăn quả. Nhà tôi cũng có một mảnh vườn như vậy.
Ngôi nhà ông bà nội để lại rộng chừng 1000 mét vuông. Cổng ngõ lợp ngói vảy cá có cửa gỗ, then cài. Ngõ dài mềm mại lát gạch Bát Tràng chỉ nghiêng. Hai bên chạy đều tăm tắp hàng mạch môn lá xanh rì. Mùa xuân, hoa mạch môn nở trắng xóa, giò hoa duyên dáng vươn lên từ gốc thành từng chùm giống như những chiếc chuông nhỏ.
Đầu ngõ sừng sững cây nhãn cổ thụ thân xù xì, mốc thếch. Tháng ba, hoa nhãn nở tròn đầy như mâm xôi. Mỗi khi có gió thổi, hoa rơi đầy gốc tạo thành một lớp thảm dày. Bụi nhài sát cây hương gần đó đơm đầy hoa, hương thơm nhẹ nhàng rất dễ chịu. Sáng sáng, bà nội thường sai tôi hái đầy chiếc khay nhỏ để ướp trà.
Ngày đó làng chưa có nước máy như bây giờ. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước mưa. Nhà tôi đếm sơ cũng có tới bốn bể. Hai cái ở vườn dùng để tưới cây nên chỉ có tấm phên nứa che sơ sài. Bể nước ăn mái cong trên rợp giàn hoa thiên lí. Sân bể lúc nào cũng ẩm ướt, rêu mọc xanh rì. Mùa khô tiếng gầu múc chạm vào thành bể nghe khô khốc.
Đầu nhà ngang, cây bưởi ngọt cành rả sát vào mái ngói. Hương bưởi nhẹ nhõm, thanh tao gọi bầy ong mật rù rì cả ngày. Mùa hoa bưởi trùng với vụ thu hoạch sắn dây. Mẹ cặm cụi suốt ngày lọc bột, tay đỏ lên vì ngâm lâu trong nước. Nắng lên là tranh thủ trải bột ra nong phơi rồi ướp hoa bưởi để dành nấu chè quanh năm.
Nắng xuân rải nhẹ trên vòm hoa hồng bì đưa hương dìu dịu. Cây trong vườn thay áo mới, những chiếc lá già cong queo trút bỏ thay vào đó là màu xanh nõn nà của lá, của hoa...
Mưa rào ập xuống cùng với tiếng sấm ầm ì. Nắng chan hòa dãi trên vạt rau muống, luống khoai lang. Từ nhà trông ra vườn chỉ thấy một màu xanh mát mắt.
Cây ổi găng xòe chùm hoa trắng có chùm nhị tua rua như sợi chỉ. Chỉ cần vài bữa không chú ý, một ngày bất chợt ngẩng lên đã thấy lấp ló những chùm ổi ương. Chèo bẻo ríu rít nhảy nhót trên cành mổ những trái ổi mỡ. Mấy chị em thi nhau trèo lên và ngồi giữa cái chạc ba êm như ghế tựa. Gió thổi, cành ổi đu đưa cảm giác như đang ngồi võng, với tay hái ổi chín thơm nức mũi, bỏ đầy túi áo, túi quần.
Sau mưa, ổi chín rộ ăn không hết mẹ thường bảo mang ra ngõ bán bớt. Tiền bán chỉ đủ mua canh ốc chan cơm nguội ăn sáng đi học trong vài ngày vậy mà lấy làm sung sướng lắm.
Cạnh tường hoa trước nhà là cây cam Bố Hạ. Xưa, ông nội thường cắt cam xếp đầy chậu với cát để dành. Giờ nó già cỗi cũng không buồn ra hoa chỉ đứng đó như một kỉ niệm về những ngày đã xa.
Buổi chiều, tôi thường lội ra ao sau nhà múc nước tưới rau. Mặt ao phủ đầy bèo cái, nước mát lạnh. Ngẩng đầu lên là bầu trời xanh thăm thẳm.
Mùa nào thức nấy vườn nhà đầy đủ các loại rau. Đông có su hào, xà lách, rau thơm, rau mùi. Hè có rau muống, mùng tơi, rau dền nhưng nhiều nhất vẫn là rau lang. Giống cây trồng lấy củ nhưng nhà tôi trồng để nuôi lợn còn ngọn và lá non để ăn. Ngày giáp hạt, ngọn rau lang luộc chấm tương hay xào tỏi ngon vô cùng.
Dưới gốc hồng xiêm, những bụi cây xương sông lá tươi tốt. Bà nội rất thích nấu canh xương sông vì ăn đỡ đau xương.
Thỉnh thoảng về làng tôi hay lẩn thẩn đi tìm mấy loại cây gắn bó với mình từ lúc nhỏ như: rặng cúc tần có dây tơ hồng vàng tươi quấn quýt. Bụi duối quả chín thơm, quả bô rô ăn bùi như lạc...
Nhớ mùi khói bếp... nhớ sương sớm bay ngơ ngẩn, la đà trên luống su hào... nhớ bóng cha in trên tường bếp chập chờn mỗi sáng tinh mơ...
Bất giác tôi như nghe tiếng cha gọi dậy đi học, tiếng vườn cây xào xạc gọi về một thuở gần đó mà đã vời vợi xa...
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
Đêm trời Âu, những tia chớp dọc ngang như xé toạc không gian thành trăm mảnh. Ngả nghiêng theo tiếng sấm là màn mưa lộp bộp, rì rào… rồi ào ào như thác đổ. Mưa mùa hạ. Đích thực là mưa mùa hạ...
Những ngày còn công tác ở Hà Nội, ông ngoại tôi đã xin được giống sen Hồ Tây về trồng trong đám ruộng lầy cải tạo thành ao, bờ mòn dần hóa thành đầm sen đầu tiên ở bản. Những nhà hàng xóm ngắm bông sen to, đẹp thơm ngát một vùng thì đến xin vài ngó già.
Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và Hiệp hội Âm nhạc Truyền thống Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn 12 tiết mục trong chương trình giao lưu “Hòa vọng khúc ca” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Liên hoan thiết thực chào mừng kỷ niệm 84 năm Ngày Khởi nghĩa Nam kỳ - Hòa Tú; tiến tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), góp phần tôn vinh, phát huy những tinh hoa của loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc...
Tối 21/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1 chính thức khai mạc. Liên hoan quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên trên cả nước tranh tài.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Sáng 21/11, quận Tây Hồ tổ chức kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024); tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quận Tây Hồ năm 2024.
Sáng 21-11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).