Vụ án GPMB ở khu Công nghệ cao Hòa Lạc: Gây thiệt hại hơn 300 triệu và bản án tổng cộng 55 năm tù

Kim Thạch/KTĐT| 16/11/2018 07:21

Vụ án sai phạm trong GPMB khu Công nghệ cao Hòa Lạc được xác định gây thiệt hại hơn 300 triệu đồng, các bị cáo đã phải chịu mức án tổng cộng 55 năm tù và thời gian tạm giam khéo dài năm năm.

 Trong diễn biến vụ án, có tình tiết được đưa ra là: Mức án của các bị cáo có thể được giảm nhẹ nếu như UBND huyện Thạch Thất ra quyết định điều chỉnh lại các phương án đền bù GPMB. 
Các bị cáo chịu mức án tổng cộng 55 năm tù 
Liên quan đến vụ án nhóm cựu cán bộ xã, huyện ở Thạch Thất (Hà Nội) trong vụ án giải phóng mặt bằng Dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc (huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội), mới đây, tập thể thân nhân của các bị cáo: Đỗ Văn Dũng (SN 1968) - cựu Phó chủ tịch UBND xã Hạ Bằng; Nguyễn Thành Huyên (SN 1981) - cựu cán bộ Ban GPMB huyện Thạch Thất; Nguyễn Đức Tâm (SN 1970) - cựu cán bộ địa chính xã Hạ Bằng; Phùng Hòa Bình (SN 1975) - cựu Trưởng thôn 7; Nguyễn Xuân Tuyết (SN 1954) - nguyên Chủ tịch UBND xã Hạ Bằng; Vương Thị Hoa (SN 1982) - cựu cán bộ Ban GPMB huyện Thạch Thất; Nguyễn Văn Xuyến (SN 1965) - cựu Phó Chủ tịch HĐND xã Hạ Bằng và Nguyễn Văn Lý (SN 1967), trú ở thôn 6 xã Thạch Hòa cho rằng bản án sơ thẩm mà TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt các bị cáo trên ở phiên xử ngày 25/11/2016 với hai tội danh “nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là quá nặng.
Trong đơn, tập thể thân nhân các bị cáo nêu, trước đó lý do cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố vụ án, khởi tố bị can bắt tạm giam một số người trên được cho là nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng số tiền gây thất thoát cho ngân sách nhà nước được cơ quan cảnh sát điều tra đưa ra là 3.065.689.205 VNĐ.
Theo biên bản họp liên ngành ngày  22/10/2015, thành phần gồm  Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội, Sở Tài Chính Hà Nội, Sở Tài Nguyên -Môi trường Hà Nội, Sở Tư pháp Hà Nội, Viện Kiểm sát Nhân Dân TP Hà Nội , Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, UBND huyện Thạch Thất, đã thống nhất đưa ra kết luận: Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ về tài sản và các khoản hỗ trợ không đúng chính sách cho các trường hợp nêu trên làm thất thoát ngân sách của nhà nước là 388.058.260 đồng chứ không phải là 3.065.689. 205 đồng như kết luật của cơ quan cảnh sát điều tra . Mặt khác khi thu hồi đất nếu không bồi thường cho hộ này thì phải bồi thường cho hộ khác, tuy việc bồi thường cho một số hộ là sai chủ thể nhưng chỉ thiệt hại một số khoản như báo cáo ở trên. 
Các bị cáo đồng loạt kêu oan và cho rằng, theo số liệu thực tế và qua các văn bản hướng dẫn đền bù giải phóng mặt bằng do Chính phủ ban hành, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành thì con số gây thất thoát cho Nhà nước chỉ ở mức 388.058.260 đồng. 
 UBND TP Hà Nội sau đó đã ban hành văn bản chỉ đạo huyện Thạch Thất kiểm tra rà soát hồ sơ đền bù để ra quyết định điều chỉnh lại các phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Kết quả phê duyệt phương án điều chỉnh này của UBND huyện Thạch Thất sẽ được cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) chuyển theo hồ sơ vụ án và cũng là căn cứ để tòa án xem xét việc kháng cáo của các bị cáo lần xét xử lần sau, đồng thời cũng giải quyết dứt điểm đề nghị của cơ quan cảnh sát điều tra. 
Liệu có ra quyết định điều chỉnh phương án đền bù GPMB?
Luật sư Phạm Văn Cường bào chữa cho các bị cáo Đỗ Văn Dũng, Phùng Hòa Bình, Nguyễn Thành Huyên, Nguyễn Xuân Tuyết, Vương Thị Hoa cho rằng: Hành vị của các bị cáo không cấu thành  “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, các bị cáo không vụ lợi; các bị cáo chỉ có hành vi lập hồ sơ chi trả sai đối tượng, do sức ép bàn giao mặt bằng, nhất thời phạm tội.  
Nhưng với  bản án số 428/2016/HSST, Tòa án ND TP Hà Nội đã tuyên án: Đỗ Văn Dũng 14 năm tù, Nguyễn Thành Huyên 15 năm tù, Phùng Hòa Bình 7 năm tù, Nguyễn Đức Tâm 7 năm tù, Nguyễn Xuân Tuyết 4 năm tù, Vương Thị Hoa 5 năm tù, Nguyễn Văn Xuyến 3 năm tù. Tổng cộng hình phạt của các bị cáo là 55 năm tù, năm tù cộng với thời gian tạm giam rất lâu trước đó ( Đỗ Văn Dũng, Nguyễn Thành Huyên, Phùng Hòa Bình bị bắt tạm giam 4 năm 7 tháng (Từ tháng 9/2011 đến Tháng 4/2016). Sau khi được tại ngoại, ngày 11/10/2018 bị bắt lại). 
Thân nhân các bị cáo bày tỏ: Thời gian tạm giam các bị cáo đã quá lâu. Tính đến nay, có bị cáo đã bị tạm giam đến hơn 5 năm, gây rất nhiều vất vả, đau thương cho bản thân các bị cáo cũng như toàn bộ các gia đình. Mặt khác, kết quả phiên tòa sơ thẩm lại tuyên các bị cáo mức án quá nặng, vượt xa với bản chất các tội danh mà các bị cáo đã mắc phải”.
Mấu chốt vấn đề hiện nay là UBND huyện Thạch Thất cần rà soát hồ sơ đền bù để ra quyết định điều chỉnh lại các phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Quyết định này sẽ là căn cứ để tòa án xem xét việc kháng cáo của các bị cáo lần xét xử tới đây. Nhưng cho đến nay, mặc dù UBND thành phố Hà Nội đã nhiều lần có văn bản đôn đốc nhưng UBND huyện Thách Thất vẫn chưa ra quyết định điều chỉnh. 
Liên quan đến vụ việc, chiều ngày 8/11, ông Nguyễn Kim Loan - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) cho biết: UBND huyện Thạch Thất có nhận được văn bản chỉ đạo của thành phố về việc kiểm tra, rà soát lại hồ sơ. “Hiện nay, UBND huyện cũng đã chỉ đạo xã rồi, xã cũng đang cho rà soát lại những gì đúng theo quy định của pháp luật thì sẽ điều chỉnh” - Ông Nguyễn Kim Loan nói.
Theo dự kiến, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án này sẽ diễn ra vào ngày 14/11/2018 tới đây.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.
  • Hà Nội khởi công xây dựng cầu Tứ Liên
    Sáng 19/5/2025, UBND Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) tại trước nút giao Dự án với đường Trường Sa (lý trình Km4+400 ).
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Vụ án GPMB ở khu Công nghệ cao Hòa Lạc: Gây thiệt hại hơn 300 triệu và bản án tổng cộng 55 năm tù
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO