Sân khấu

Vở kịch lịch sử “Tả Quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử” thu hút đông đảo khán giả

Việt Thương 19:58 11/04/2024

Tối 10-4, vở "Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử" (tác giả Phạm Văn Quý, chỉnh lý: Võ Tử Uyên, đạo diễn: Hoàng Duẩn) đã ra mắt khán giả tại Nhà văn hóa Thanh Niên, TP Hồ Chí Minh.

tjd4pc6r.png
Diễn viên Đại Nghĩa và diễn viên Mỹ Duyên trong vở kịch lịch sử “Tả Quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử”.

Tác phẩm lấy bối cảnh sau khi vua Gia Long qua đời, Minh Mạng (Quang Thảo đóng) lên nối ngôi. Để kìm bớt thế lực của Lê Văn Duyệt (Đình Toàn đóng), vua rút ông từ Gia Định về Phú Xuân phò tá tân vương.

Trước đó, ông là cánh tay đắc lực của Gia Long, xông pha trận mạc giúp vua lên ngôi. Khi làm Tổng trấn thành Gia Định, ông giữ cuộc sống luôn yên bình, được dân tin tưởng, giúp Chân Lạp thoát khỏi sự quấy nhiễu của quân Xiêm La. Vắng ông, thành Gia Định lầm than, cướp bóc khắp nơi. Minh Mạng đành chấp thuận cho Lê Văn Duyệt trở lại Gia Định làm Tổng trấn, đồng thời ngầm cho Phó trấn Huỳnh Công Lý (Đại Nghĩa đóng) theo dõi ông.

Vốn là tham quan, Huỳnh Công Lý ra tay hà hiếp dân, ăn cắp của công. Trước đơn tố cáo của người dân, Lê Văn Duyệt định xử tử Huỳnh Công Lý, nhưng hắn vốn là quốc trượng, cha của Huệ Phi (Mỹ Duyên đóng), người đang được vua sủng ái, do đó không dễ bị hành quyết.

Vở diễn khai thác những tình tiết hấp dẫn, cuốn hút, xung quanh câu chuyện Tổng trấn thành Gia Định Tả Quân Lê Văn Duyệt xử tội tham quan Huỳnh Công Lý, qua đó khắc họa hình tượng của một nhân vật đã gắn liền với lịch sử đầy hào khí của đất Sài Gòn - Gia Định.

Trong vai Tả Quân Lê Văn Duyệt, nghệ sĩ Đình Toàn thể hiện cuốn hút vai diễn chính kịch nặng ký, về một nhân vật lịch sử được rất nhiều người biết đến, bằng sự cương nghị, quyết đoán, vẻ đẹp nghiêm minh của một vị quan liêm chính, chí công vô tư, yêu nước, thương dân.

Phục trang của vở được Nhà hát Idecaf đầu tư may mới hơn 90 bộ, thể hiện vẻ đẹp sắc sảo và gần giống nhất với trang phục lịch sử triều đại nhà Nguyễn. Phần lớn phục trang được ê kíp đặt may tại Huế với chi phí hơn 200 triệu đồng.

"Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử" là vở sử Việt được đầu tư tới nơi tới chốn, tạo sức hấp dẫn qua từng cảnh diễn. Trang phục, đạo cụ, âm nhạc đều toát lên khí thế hào hùng. Không khí sôi nổi có được từ sự tương tác của khán giả trẻ. Đây là tín hiệu vui của kịch sử Việt.

Tiết tấu vở diễn nhanh, mạnh, kịch tính nên hấp dẫn từ đầu tới cuối. Trang phục sát lịch sử, đẹp, cảnh trí vở diễn sáng và thể hiện được những ẩn ý mà vở muốn chuyển tải.

Trong vở, đạo diễn còn đưa múa cung đình lục cúng hoa đăng, âm nhạc, trình thức hát bội vào một cách hợp lý để tạo điểm nhấn và giúp khán giả trẻ tiếp cận với văn hóa truyền thống.

Vở diễn còn mang một ý nghĩa đặc biệt đó là đưa kịch sử Việt đến học đường, khi mà vở diễn đã nhận được sự hợp tác của nhiều trường trung học cơ sở, đồng ý mang sử Việt đến biểu diễn tại trường.

Vở có sự tham gia biểu diễn của NSƯT Mỹ Duyên và các nghệ sĩ: Đình Toàn, Đại Nghĩa, Hoàng Trinh, Quang Thảo, Quốc Thịnh, Hòa Hiệp...

Bài liên quan
  • Tạo nền tảng để duy trì và phát triển nhạc kịch Việt Nam
    Nhạc kịch là loại hình sân khấu trong đó kết hợp ca khúc, lời thoại, diễn xuất và nhảy múa. Nội dung và biểu cảm của nhạc kịch được thể hiện thông qua câu chữ, âm nhạc, vũ đạo và các thành phần khác của sân khấu, tất cả hợp thành một thể thống nhất.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Vở kịch lịch sử “Tả Quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử” thu hút đông đảo khán giả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO