Viwaseen đem con bỏ chợ!

Mai Chi/NLĐ| 08/10/2017 00:28

Phải làm việc suốt nhiều giờ, bị đánh đập, nợ lương…, người lao động cùng gia đình đã cầu cứu khắp nơi trong vô vọng.

"Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh một số trường hợp lao động giúp việc tại Ả Rập Saudi bị bạo hành, ngược đãi, chủ trả lương thấp... Công ty chúng tôi thuộc Tổng Công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam luôn xác định đặt uy tín trong kinh doanh, dịch vụ khách hàng lên hàng đầu, vì vậy, chúng tôi luôn nỗ lực tìm kiếm đối tác, đơn hàng tốt nhất để giữ uy tín của công ty và bảo đảm lợi ích cho người lao động (NLĐ)". Đây là những thông tin đăng trên website của Công ty CP Phát triển Nhân lực - Thương mại và Du lịch Viwaseen (Công ty Viwaseen - số 52 Quốc tử Giám, Hà Nội). Tuy nhiên, những gì chúng tôi tìm hiểu hoàn toàn trái ngược.

Cuộc sống như địa ngục

Gửi đơn và gọi điện thoại cầu cứu đến Báo, chị Lê Thị Dung (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) cho biết tháng 4-2016, chị được Công ty Viwaseen đưa sang giúp việc nhà tại Ả Rập Saudi. Theo hợp đồng đã ký với công ty, thời gian làm việc là 2 năm, hưởng lương 1.500 SR/tháng (tương đương 400 USD/tháng), trả lương từ ngày 5-15 hằng tháng. Cũng theo hợp đồng, thời gian làm việc không quá 12 giờ/ngày, thời gian nghỉ ngơi không ít hơn 9 giờ liên tục/ngày. Trường hợp ốm đau sẽ được chủ trả tiền khám chữa bệnh theo quy định của luật pháp nước sở tại…

Viwaseen đem con bỏ chợ! - Ảnh 1.

Chị Lê Thị Dung chụp cùng con trai trước khi đi xuất khẩu lao động tại Ả Rập Saudi. (Ảnh do gia đình chị Dung cung cấp)

Tuy nhiên, khi sang đến nơi, chị Dung phải phục vụ cho gia đình 6 người, hằng ngày phải làm việc từ 5 giờ hôm trước đến 1-2 giờ hôm sau. "Có những ngày quá nhiều việc, tôi làm việc này chưa xong thì chủ sai làm việc khác, làm không kịp thì bị họ chửi mắng, túm cổ áo, xô đẩy hoặc đánh đập. Có lần tôi bị đánh bầm tím hết người, sợ tôi chụp lại vết thương nên họ tịch thu điện thoại của tôi gần 10 ngày" - chị Dung kể.

Làm việc vất vả nhưng hằng ngày chị chỉ được ăn bánh mì thừa mua từ nhiều ngày trước đã bị mốc hoặc hư. Khoảng 4-5 ngày, chị mới được chủ cho ăn cơm một lần nhưng đa phần phải lén đổ bỏ bởi cơm đã bị chua và chảy nhựa, còn thức ăn thì đã bị thiu, sủi cả bọt trắng. "Có lần tôi ăn bánh mì mốc bị trúng độc đau bụng quằn quại, ói ra máu suốt 1 ngày 1 đêm. Không chịu nổi, tôi cầu xin chủ nhà đưa đi bệnh viện nhưng họ không cho và bỏ mặc. Đã vậy, hơn 4 tháng lương tiền lương của tôi cũng chưa được chủ nhà thanh toán" - chị Dung nghẹn ngào.

Kêu cứu trong vô vọng

Cuối tháng 7-2017, trong lần bị đánh nặng nhất, chị đã gọi điện thoại cho một cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam và cho ông Đoàn Kiến Trung, Trưởng Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Ả Rập Saudi, để cầu cứu. Phía Đại sứ quán nói sẽ báo về công ty để cử đại diện đến kiểm tra nhưng không thấy, còn ông Trung trả lời phải nhận được đơn mới giải quyết. Sau đó, gia đình chị đã gửi đơn kêu cứu đến Cục Quản lý lao động ngoài nước nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Lo lắng cho số phận của người thân, gia đình chị Dung đã nhiều lần gửi đơn, đến trực tiếp trụ sở công ty nhờ hỗ trợ nhưng không thu được kết quả.

Trao đổi với chúng tôi, ông Chu Đức Bình, giám đốc công ty, thừa nhận chuyện chị Dung đang bị chủ nhà nợ 4 tháng lương, song cho rằng việc chị bị chủ đánh đập là không có cơ sở vì không có bằng chứng. "Chúng tôi đã xem camera và không thấy cảnh NLĐ bị đánh. Chúng tôi cũng đã làm việc với NLĐ và nói với họ rằng công ty sẵn sàng thuê luật sư hỗ trợ họ để kiện chủ nhà nếu việc đánh đập có xảy ra nhưng họ từ chối" - ông Bình nói. Tuy nhiên, chị Dung khẳng định chẳng có ai ở công ty đến trao đổi với chị cả, còn việc chủ đánh chị cứ mở camera, chắc chắn có.

Theo hợp đồng đã ký kết, trường hợp không được trả lương đúng cam kết, NLĐ yêu cầu giải quyết về nước trước hạn thì không phải bồi thường và bên đưa đi phải chịu các khoản chi phí bao gồm cả tiền vé máy bay để NLĐ về nước. Tuy nhiên, khi trao đổi với chúng tôi vào ngày 12-9, ông Bình cho biết nếu về nước trước hạn, chị Dung phải chịu tiền vé máy bay và trả lại cho chủ nhà 10 triệu đồng trong số 25 triệu đồng họ đã hỗ trợ chị trước khi đi do không thực hiện hết thời hạn hợp đồng đã giao kết. Ông Bình cũng khẳng định công ty đã thống nhất với chị Dung cùng gia đình chị về các khoản chi phí trên và đang làm thủ tục để chị Dung về nước trong vòng 10 ngày (kể từ ngày 12-9). Song, cả gia đình và chị Dung đều bất ngờ trước thông tin này và hiện chị Dung vẫn còn ở Ả Rập Saudi.

Ngày 18-9, Báo đã chuyển thư khiếu nại của chị Dung cho Cục Quản lý lao động ngoài nước và đề nghị xác minh, làm rõ để bảo vệ quyền lợi NLĐ. Tuy nhiên, đến hôm nay cục vẫn chưa có phản hồi. 

Buộc NLĐ bồi thường trái pháp luật
Mới đây, anh Lê Văn Hiếu, em trai chị Dung, cho biết phía công ty đã liên hệ với gia đình yêu cầu nộp các khoản phí để chị Dung về nước, bao gồm: tiền bồi thường do về nước trước hạn 800 USD, tiền vé máy bay 700 USD và hoàn trả 10 triệu đồng cho chủ sử dụng lao động. "Công ty đưa NLĐ đi làm việc trái với cam kết trong hợp đồng nhưng lại bắt NLĐ bồi thường thì thật bất công. Biết thế nhưng chúng tôi không còn cách nào khác, buộc phải đóng tiền theo yêu cầu của công ty để cứu người thân của mình trước đã, do vậy ngày 25-9, tôi đã đến nộp tiền cho công ty" - anh Hiếu bức xúc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Viwaseen đem con bỏ chợ!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO