Viết văn là để trải lòng

Hanoimoicuoituan| 31/05/2022 14:37

Sau cuốn “Ký ức màu tro”, nhà văn, nhà báo Văn Hạ Ly cho ra mắt tập truyện ngắn và tản văn “Tóc chị mùi phù sa”. Có cảm giác văn của Hạ Ly như cốm thu Hà Nội. Tôi nói vậy khi đọc xong tập truyện ngắn và tản văn “Tóc chị mùi phù sa” của Hạ Ly với chưa tới mười truyện ngắn và mười lăm tản văn. Tác giả viết truyện mênh mang như tản văn, nhưng tản văn đọc trĩu lòng như truyện. Đó là sự khác biệt.

Viết văn là để trải lòng
Tác giả Hạ Ly và cuốn sách “Tóc chị mùi phù sa”.

Mà hình như cũng không phải Hạ Ly viết văn, cô đang tỉ mẩn sắp xếp từng hạt cốm thu thành lá, thành cây, thành chữ, thành hình họa, xếp đặt lại thành kỷ niệm và trải nghiệm, thành xót xa và yêu thương, thành cảm xúc mà người đàn bà tuổi bốn mươi như cô đã đi từ bến sông quê lên thành phố, đã đi từ thành phố về mọi miền quê, đã biết đi ra để nhìn, để nghe, để chiêm nghiệm, để ngắm đời, rồi lại biết đi vào sâu bên trong ý thức mình, cảm xúc mình để sắp đặt lại mọi thứ tựa như người ta sắp đặt hành trang đời vào va ly, cái đáng bỏ thì bỏ, cái đáng buông thì buông, cái đáng giữ thì nâng niu cất giữ.

Không tìm thấy ở chùm truyện ngắn của tác giả những va đập dữ dội, những xung khắc, những bước nhảy âm dương của nhân vật. Hạ Ly kể về thân phận nhân vật như là cách để chép lại một phận đời của ai đó, của tôi, của bạn và của chính cô, chép lại cả tiếng cười, sự dịu dàng, cả tiếng nước mắt rơi. Nhưng mọi thứ đều không khu biệt, nó hiện ra như có tôi, có bạn, như chúng ta đang có và vẫn có, nhạt và đậm. Nó như là cơn gió nhẹ đi qua tâm trí người đọc, lạnh và ấm, đọc xong những truyện này lại cứ muốn đọc lại, hấp dẫn không phải vì những hỷ nộ ái ố thường thấy ở các nhân vật văn học, đọc lại vì hình như thấy mình, dù chỉ một chút thôi trong thân phận nhân vật cô viết ra, một chút thôi mà đủ đau, đủ thương, đủ day dứt.

Tôi mê những đoạn tản văn của Hạ Ly viết về làng. Rất lạ. Hình như phần tản văn này không phải Hạ Ly viết, vì tôi nghe được âm thanh từng chữ một, như lời kể chuyện, như tiếng thì thầm vọng ra từ ký ức mình, từ trong rất sâu tâm hồn mình chứ không phải đang đọc chữ.

Và chân thực, chân thực đến mức tưởng như là những trang nhật ký. Và vì thế mà người đọc tin rằng, cuộc đời trong những trang văn của Hạ Ly là một cuộc đời thực, không màu mè, không ve vuốt, không uốn lượn. Những chữ, những dòng, những trang văn hằn vào tâm trí người đọc như những dấu chân trên cát, những dấu chân đặt nhẹ thôi nhưng rõ lắm, sâu lắm, đắm đuối và lôi cuốn.

Viết văn là để trải lòng

Đọc văn của Hạ Ly thì cảm được người viết ra nó, khát vọng lớn lắm nhưng không xô tới chiếm đoạt mà đi từng bước về phía hạnh phúc, dù chậm nhưng đó là những bước chân chín chắn, sâu nặng nghĩa làm người. Hạ Ly lấy cái cảm của mình, những cảm xúc thật tinh tế trong quan sát, trong nghe đọc, trong từng trải để mê dụ người đọc.

Đa đoan trong văn chương nhưng trong cuộc sống thực Hạ Ly lại chọn niềm vui. Với cô, viết văn là để trải lòng, để vui với con chữ. Phần lớn tác phẩm của Hạ Ly đều nhẹ nhàng và kết thúc có hậu. Cô muốn dùng những lời văn thủ thỉ tựa như những giọt nước chảy róc rách, róc rách vào tâm hồn người đọc để họ tận hưởng một chút thư thái, một chút bình lặng. Những kết thúc có hậu cũng là khát vọng sống của mỗi người, bởi suy cho cùng, bình lặng hay giông bão cũng đều do cách nhìn nhận sự việc, thái độ sống mà ra.

(0) Bình luận
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
    Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuốn sách do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chỉ đạo biên soạn.
  • “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo về làng nghề thủ công Việt Nam
    NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Viết văn là để trải lòng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO