Việt Nam tham dự Hội thao Quân sự quốc tế: Cuộc cọ xát trong nền quốc phòng hiện đại

Hoàng Linh/Hanoimoi| 07/08/2019 11:30

Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2019 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm triển lãm Patriot ở ngoại ô thủ đô Mátxcơva (Nga). Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015, Army Games là sự kiện thường niên do Bộ Quốc phòng Nga chủ trì, phối hợp cùng 9 quốc gia đồng tổ chức, và tới nay đã có sự phát triển vượt bậc về quy mô.

Việt Nam tham dự Hội thao Quân sự quốc tế: Cuộc cọ xát trong nền quốc phòng hiện đại
Đội tuyển Việt Nam tham dự phần thi hóa học trong Army Games 2019, được tổ chức tại căn cứ huấn luyện Korla (Tân Cương, Trung Quốc).

Bước sang năm 2019, hội thao thu hút hơn 5.000 vận động viên đến từ 39 quốc gia tham dự, trong đó có Việt Nam. Các vận động viên tham gia tranh tài ở hơn 30 nội dung thi đấu thuộc các quân chủng lục quân, hải quân và không quân.

Năm nay, cuộc thi cũng chứng kiến sự hiện diện của những “gương mặt mới” như Cuba, Jordan, Campuchia, Sri Lanka, Cộng hòa Mali và Congo. Các nội dung thi đấu sẽ diễn ra trên lãnh thổ 10 quốc gia: Nga, Azerbaijan, Armenia, Belarus, Iran, Ấn Độ, Trung Quốc, Kazakhstan, Mông Cổ và Uzbekistan.

Ngoài các nội dung thuần túy về quân sự, Army Games 2019 còn tổ chức Liên hoan văn hóa các dân tộc mang chủ đề "Tình bạn không biên giới", bao gồm 2 nội dung: "Nhà hữu nghị" và "Cuộc thi biểu diễn nghệ thuật" giữa các nước tham gia.

Đây là sự kiện nhằm thúc đẩy giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa, thể hiện tài năng sáng tạo và quảng bá bản sắc dân tộc của các nước tham gia hội thao.

Trong phát biểu khai mạc Army Games 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhấn mạnh Army Games đã trở thành một sự kiện quốc tế quan trọng và sau mỗi năm lại càng được biết đến rộng rãi, thu hút thêm nhiều người hâm mộ.

Trong bức thư gửi tới hội thao, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Army Games 2019 đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của quan hệ hợp tác quốc tế, quan hệ đối tác nhằm bảo đảm an ninh cho các quốc gia, của khu vực Á - Âu và toàn thế giới.

Tại hội thao năm nay, đoàn vận động viên Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia với quy mô lớn, gồm 127 cán bộ, sĩ quan thi đấu ở các nội dung chính: Xe tăng, bếp dã chiến, công binh, cứu hộ cứu nạn, hóa học, bắn tỉa, quân y. Từ những bài học kinh nghiệm của hội thao năm 2018, đoàn Việt Nam đã có sự chuẩn bị rất chu đáo và kỹ lưỡng cho năm nay.

Trên cơ sở quy chế, điều lệ và những thông tin có được về địa điểm thi đấu, các đơn vị, các đoàn tuyển thủ đã xây dựng thao trường mô phỏng để luyện tập. Các thông tin về điều kiện khí hậu, thời tiết ở địa điểm thi đấu cũng được cập nhật và tìm hiểu kỹ để có phương án huấn luyện...

Từ những nỗ lực trên, đội tuyển Việt Nam đã giành được những thành tích ban đầu rất đáng khích lệ. Trong vòng loại Giải đua Xe tăng quốc tế (Tank Biathlon) 2019 ở thao trường Alabino (Nga) ngày 5-8, kíp xe tăng đầu tiên của đội tuyển Việt Nam (VN1) đã hoàn thành phần thi sau 32 phút 17 giây, đạt tốc độ tối đa 66km/giờ. Đây là thành tích ngang bằng với đội tuyển Cuba và bỏ xa hai đối thủ còn lại trong bảng. Trước đó, sau bài thi số 2 của bộ môn bắn tỉa (tại Belarus), các xạ thủ của đội tuyển Việt Nam cũng đang giữ vị trí thứ 5 trên tổng số 21 đội tham dự.

Là sự kiện đối ngoại quốc phòng quan trọng trong khuôn khổ Năm chéo Việt - Nga (2019-2020), hướng tới kỷ niệm 25 năm ký kết Hiệp ước về các nguyên tắc của quan hệ hữu nghị (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga (1950-2020), sự hiện diện của các chiến sĩ Việt Nam trên các đấu trường Army Games 2019 truyền đi bức thông điệp về đất nước Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, yêu chuộng hòa bình; Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Đây cũng là dịp để các đơn vị có đội tuyển thi đấu cọ xát, nâng cao phương pháp huấn luyện, sử dụng các loại trang bị, vũ khí hiện đại của quân đội các nước trên thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam tham dự Hội thao Quân sự quốc tế: Cuộc cọ xát trong nền quốc phòng hiện đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO