Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 26/2 đã đồng ý với đử xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vử việc nâng nguồn vốn dự kiến huy động từ trái phiếu Chính phủ cho năm nay lên 55.000 tỷ đồng. Trong đó, 36.000 tỷ đồng là theo kế hoạch năm đã được Quốc hội phê chuẩn, cùng với hơn 7.730 tỷ đồng chuyển từ kế hoạch của năm 2008 sang, và bổ sung 11.500 tỷ đồng.
Trong năm 2008, thu ngân sách của Việt Nam có khả năng giảm mạnh, bởi nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô và các mặt hà ng khác đửu đi xuống. Trong đó, theo dự toán của năm, giá dầu thô là 70 USD mỗi thùng, nhưng nay xuống còn 30-40 USD. Ngoà i ra, các khoản miễn, giảm, giãn thuế có thể là m ngân sách hụt thêm khoảng 50.000-90.000 tỷ đồng, trong khi sức ép chi phí cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội tăng lên. Vì thế, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc sử dụng trái phiếu Chính phủ có vai trò lớn nhằm góp phần ngăn đà suy giảm kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.
Dù đồng ý với việc huy động lượng vốn lớn qua phát hà nh trái phiếu, các thà nh viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng bà y tử nghi ngại vử tính khả thi của việc hút vốn và khả năng hấp thụ của nửn kinh tế. Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ksor Phước cho rằng, năng lực hấp thụ vốn tại Việt Nam yếu, nên nhiửu trường hợp vốn đã có mà tiến độ công trình và bước chuẩn bị quá chậm, không giải ngân được. Trong khi đó, lượng tiửn lớn đưa và o đầu tư khiến ông nghĩ đến khả năng lạm phát quay trở lại. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiửn và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận chia sẻ quan điểm nà y.
Trong những năm gần đây, Việt Nam lên kế hoạch huy động lượng vốn lớn thông qua trái phiếu Chính phủ, song tỷ lệ thực hiện không cao. Năm 2007, kế hoạch đử ra là 22.000 tỷ đồng và huy động được 7.000 tỷ đồng, chiếm 32%. Năm 2008, số vốn huy động được là 20.000 tỷ đồng, chiếm 62%.