Hà Nội

Việc thành lập Đảng bộ Hà Nội có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng của Thủ đô nói riêng và phong trào cách mạng cả nước nói chung

Đình Thế 07:42 13/03/2025

Trải qua 95 năm xây dựng và trưởng thành, với trí tuệ và bản lĩnh kiên cường, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã vận dụng sáng tạo các cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng vào điều kiện thực tế của Thủ đô.

Tham luận tại Hội thảo khoa học "95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội tầm vóc, ý nghĩa lịch sử", PGS, TS Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã làm rõ tác động của việc thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội đối với tiến trình phát triển của cách mạng Thủ đô và cả nước.

Đảng bộ Hà Nội với phong trào cách mạng

Hơn một tháng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, ngày 17/3/1930, tại nhà số 42 phố Hàng Thiếc, Ban Chấp hành lâm thời của Đảng bộ Hà Nội được thành lập, gồm 3 đồng chí: Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Ngọc Vũ và Lều Thọ Nam; đồng chí Đỗ Ngọc Du được cử làm Bí thư Thành uỷ lâm thời.

danh-tien.jpg
PGS, TS Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tham luận tại Hội thảo.

Việc thành lập Đảng bộ Hà Nội có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng của Thủ đô nói riêng và phong trào cách mạng cả nước nói chung.

Sự ra đời của Đảng bộ thành phố Hà Nội là kết quả của quá trình đấu tranh anh dũng, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ trước sự khủng bố ác liệt của kẻ thù đối với những chiến sĩ cách mạng và phong trào cách mạng Thủ đô.

Đảng bộ Hà Nội ra đời cũng là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam, đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội - nơi tập trung bộ máy chính quyền của thực dân Pháp và phong kiến. Trước khi Đảng bộ thành phố ra đời, phong trào cách mạng ở Hà Nội chủ yếu do các tổ chức yêu nước lãnh đạo, nhưng khi Đảng bộ Hà Nội ra đời, đánh dấu sự hình thành của một tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng, góp phần quy tụ phong trào cách mạng của thành phố dưới ngọn cờ của Đảng.

Với vai trò là Thủ đô, trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Vì thế, sự thành lập Đảng bộ Hà Nội, không chỉ có ý nghĩa với phong trào cách mạng của Thủ đô, mà còn tạo nền tảng vững chắc, tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng trên toàn quốc.

img_0626.jpg
Quang cảnh Hội thảo.

Việc thành lập Đảng bộ Hà Nội đã góp phần củng cố và mở rộng lực lượng cách mạng. Từ đây, tổ chức Đảng sẽ làm nòng cốt trong việc xây dựng và tổ chức các phong trào quần chúng tại Hà Nội. Sự ra đời của Đảng bộ ở Hà Nội còn thể hiện sự trưởng thành và lãnh đạo thống nhất của Đảng đối với các tầng lớp nhân dân, từ công nhân, nông dân cho đến trí thức và các thành phần khác trong xã hội.

Đảng bộ Hà Nội đã tạo ra một hệ thống tổ chức chặt chẽ, góp phần thúc đẩy sự tham gia của nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Bởi lẽ, trước khi Đảng bộ Hà Nội được thành lập, phong trào cách mạng ở thành phố chủ yếu mang tính tự phát, thiếu sự chỉ đạo thống nhất. Việc thành lập Đảng bộ Hà Nội sẽ tạo ra một tổ chức lãnh đạo thống nhất, có tầm nhìn dài hạn và kế hoạch cụ thể, từ đó thúc đẩy phong trào cách mạng ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

Phát huy truyền thống, xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại

Trải qua 95 năm xây dựng và trưởng thành, với trí tuệ và bản lĩnh kiên cường, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã vận dụng sáng tạo các cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng vào điều kiện thực tế của Thủ đô; đồng thời, linh hoạt trong chỉ đạo thực tiễn để khơi dậy và phát huy sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân kết hợp với sức mạnh thời đại, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân giành độc lập, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Theo PGS.TS Nguyễn Danh Tiên, để phát triển Thủ đô Hà Nội lên tầm cao mới, ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

ha-noi-dinh-huong-phat-trien-thanh-do-thi-xanh-van-hien-van-minh-hien-dai-anh-pham-hung-.jpg
Thủ đô Hà Nội là Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Mục tiêu đến năm 2030: Thủ đô Hà Nội là Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Tầm nhìn đến năm 2045: Thủ đô Hà Nội là Thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

"Phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” là một nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội." PGS.TS Nguyễn Danh nhấn mạnh.

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên cho rằng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội cần tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội - từ cực tăng trưởng đến động lực phát triển của đất nước; kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.

Vì vậy, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội cần tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; xác định 5 trụ cột phát triển Thủ đô; 4 khâu đột phá chiến lược; thực hiện tốt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và các đồ án quy hoạch; triển khai Luật Thủ đô 2024...

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tôn vinh doanh nghiệp tiêu biểu trong ESG và đổi mới sáng tạo năm 2025
    Chiều 27/6, tại Hà Nội, Báo Tài chính – Đầu tư (Bộ Tài chính) phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố và vinh danh các doanh nghiệp tiêu biểu trong ESG và đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
  • Huyện Quốc Oai đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
    Chiều 27/6, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đừng bỏ lỡ
Việc thành lập Đảng bộ Hà Nội có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng của Thủ đô nói riêng và phong trào cách mạng cả nước nói chung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO