“Về nhà đi con” hết phim, khán giả hụt hẫng như chia tay người yêu

Theo Lan Anh/ vov.vn| 20/08/2019 10:16

“Buồn man mác như kiểu chia tay người yêu ấy, thiếu thiếu, nhớ nhớ”…là tâm trạng của nhiều khán giả khi phim "Về nhà đi con" chính thức kết thúc.

85 tập phim “Về nhà đi con” và thêm 5 tập ngoại truyện đã kết thúc trong sự nuối tiếc của khán giả. Tuy nhiên một kết thúc, ngọt ngào, viên mãn của “Về nhà đi con” khiến khán giả vô cùng hài lòng.

Nhiều người nói rằng ekip làm phim cố tình kéo dài số tập nhưng những khán giả trót yêu “Về nhà đi con” lại đều háo hức chờ đợi các buổi tối thứ 2 đến thứ 6 để được xem. Chưa bao giờ khán giả lại phát cuồng với phim Việt đến vậy? Điều gì đã tạo nên cơn sốt?


Đầu tiên phải nói đến chữ “đời” trong phim. Phim đưa cuộc sống rất đời, rất thực vào từng câu chuyện. Khán giả nhận thấy những câu chuyện trong phim đã xảy ra đâu đó quanh họ. Diễn biến tâm lý của nhân vật đều phát triển theo các tình huống và được từng diễn viên hòa tan trong câu chuyện đó. Phim thực sự là hơi thở, là nhịp đập của con tim của cả dàn diễn viên và khán giả. Khán giả cũng không nhận thấy yếu tố “kịch” trong phim. Trong mỗi nhân vật được xây dựng không ai hoàn hảo. Như Thư và Huệ hay ông Sơn đều là tuyến nhân vật chính, mỗi người đều có những đức tính tốt nhưng bên cạnh đó có còn sở hữu những thói xấu khó cũng khó chấp nhận. Thư thì thực dụng, Huệ luôn đặt cái tôi quá cao, còn ông Sơn thể hiện rõ một người cha bảo thủ. Và những tính cách đó đều có ở bất kỳ trong mỗi ai. Bởi cuộc đời này, không ai dám tự nhận mình là người hoàn hảo.

Khán giả thích phim “Về nhà đi con” còn ở những chi tiết mang hơi thở, quan niệm, cách nghĩ của người trẻ sống trong thời đại mới. Chuyện Dương yêu bố của Bảo, bạn thân nhất của mình. Khi biết chuyện cả gia đình đều giúp đỡ để Dương tự hiểu ra vấn đế chứ không có những câu từ khuôn sáo, rỗng tuếch kiểu rao giảng đạo đức. Rồi chuyện ông Sơn khuyên con gái ly hôn, khuyên con rể nhanh chóng ly dị con gái mình…thực sự khác xa với nếp nghĩ truyền thống của người Việt. Thường cha mẹ luôn khuyên con cố gắng sống tốt, hài hòa với gia đình chồng, yêu chồng. Trong cuộc sống, dù có xảy ra biến cố thì những bậc phụ huynh đều khuyên con gái mình rằng: “Một điều nhịn, chín điều lành. Làm dâu thì phải theo tập tục, nguyên tắc của nhà chồng…rồi cố mà chịu đựng con ạ”. Nhưng những lời khuyên rỗng sáo đó không xuất hiện trong phim, điều đó cũng giúp khán giả nhìn nhận lại được chính bản thân mình.

Cặp đôi Vũ (Quốc Trường)-Thư (Bảo Thanh) lấy được nhiều tình cảm của khán giả. 

85 tập phim kết thúc trong sự tiếc nuối của khán giả. Phim đã kết thúc từ tuần trước nhưng đến hôm nay trên fanpage của phim “Về nhà đi con”, khán giả vẫn tiếp tục chia sẻ tâm trạng hụt hẫng. Khán giả có tên Hồng Sương viết rằng: “Fans của Về nhà đi con đang bơ vơ cần chỗ dựa. Không biết xem phim gì lúc này được”. Nhiều khán giả cho biết chưa quen với cảm giác phim đã hết, xem đi xem lại nhiều lần mà vẫn không chán. Và nhiều người bảo phải thúc giục đạo diễn của “Về nhà đi con” để làm tiếp phần 2.

Nhiều fans đã viết chia sẻ lên fanpage của phim “Về nhà đi con” rằng “Hôm nay cũng là thứ 2 mà sao tâm trạng nó khác thứ 2 của các tuần về trước vậy”; “Mọi lần đến thứ 2 là thấy đời tươi lắm, giờ đến thứ 2 nó lại héo thế không biết”; “Chắc phải 2,3 cái thứ 2 nữa mới thấy bình thường lại được”; “Buồn man mác như kiểu chia tay người yêu ấy, thiếu thiếu, nhớ nhớ”… Quả thật, hiếm có bộ phim Việt nào mà lại nhận được nhiều tình cảm yêu mến của khán giả đến vậy. Dù phim đã kết thúc những fans của phim vẫn chia sẻ đều đặn tình cảm của mình dành cho “Về nhà đi con”. Tình cảm của khán giả dành cho bộ phim chính là động lực, là sự tin tưởng dành cho đạo diễn cũng như các diễn viên đã cống hiến hết mình vì nghệ thuật.

Đôi chim ri Bảo (Quang Anh)-Dương (Bảo Hân). 

So với những bộ phim xuất hiện cùng thời điểm thì rất dễ nhận thấy, “Về nhà đi con” là bộ phim truyền hình được yêu thích nhất thời gian qua. “Về nhà đi con kết thúc 85 tập phát sóng và 5 tập ngoại truyện với vị trí đứng đầu trên bảng xếp hạng những chủ đề tìm kiếm nhiều nhất trên Google tuần qua. Gõ từ khoá tên phim vào ô tìm kiếm của Google sau 0,32 giây người dùng có thể nhận về 448 triệu kết quả. Riêng phần ngoại truyện không hề được nhà sản xuất quảng bá cũng trả về hơn 62 triệu kết quả chỉ trong 0,26 giây.  

Tính đến thời điểm hiện tại cũng chưa có một bộ phim truyền hình nào sở hữu lượt người theo dõi đông đảo như fanpage 'Về nhà đi con' với lượng like tăng theo từng ngày. Cho tới thời điểm phim kết thúc phát sóng, fanpage phim đã có gần 670 nghìn người thích và gần cán mốc 1 triệu người theo dõi. Điều này cũng lý giải vì sao các clip phim 'Về nhà đi con' xuất hiện trên trang này thường đạt lượng like, xem, chia sẻ và bình luận 'khủng'.

Cũng hiếm có một phim nào mà bất kể diễn viên đóng vai chính hay vai phụ, xuất hiện nhiều hay ít mà vẫn gây sốt như 'Về nhà đi con'. Và rồi kết thúc bộ phim, những cụm từ “Bộ phim quốc dân”, “ông bố quốc dân”, “mẹ chồng quốc dân” lại được thình hành đến vậy. Những câu thoại mang tính triết lý, giáo dục hay dí dỏm hài hước của phim được dân mạng truyền nhau một cách chóng mặt.

85 tập phim và 5 tập ngoại truyện "Về nhà đi con" đều đem tới một cái kết ngọt ngào như khán giả mong đợi. 

Có thể nói 'Về nhà đi con' đã đưa khán giả quay trở lại với phim Việt. Nhiều khán giả nói rằng đã lâu rồi không có cảm giác chờ đợi đến 9h tối để được theo dõi từng tập phim như vậy. Khán giả cùng khóc, cùng buồn, cùng vui với nhân vật trong phim. Và giờ đây, khi phim đã kết thúc, khán giả thẫn thờ và thấy như mất mát một điều gì đó thân thương. Chỉ có thể nói, “Về nhà đi con” mới làm được điều đó.

“Về nhà đi con” được đạo diễn Nguyễn Danh Dũng lấy cảm hứng từ bộ phim Khi đàn ông góa vợ bật khóc ra mắt khán giả vào năm 2013. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống của ông Sơn - người đàn ông góa vợ “gà trống” nuôi ba cô con gái trưởng thành, rồi chứng kiến từng cô con gái va vấp đối mặt với những biến cố trong cuộc sống, rồi những yêu thương được bù đắp cho các con. Câu chuyện gần gũi, đời thường, không giật gân, không kịch hóa, nhiều cảm xúc cùng diễn xuất dày dặn kinh nghiệm của dàn diễn viên gạo cội bên cạnh những nghệ sĩ trẻ khiến “Về nhà đi con” nhận được sự yêu mến của khán giả trong suốt 85 tập phát sóng và 5 tập ngoại truyện, trở thành điểm sáng của màn ảnh nhỏ trong năm 2019./.

(0) Bình luận
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
“Về nhà đi con” hết phim, khán giả hụt hẫng như chia tay người yêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO