Đời sống văn hóa

"Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Việt Thương 06:45 01/11/2024

Chuỗi hoạt động chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam diễn ra từ ngày 1 – 30/11 góp phần giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, thu hút khách du lịch, hưởng ứng Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2024.

gcm2ycph.png
Đồng bào dân tộc Khmer hướng dẫn các em học sinh hòa vào điệu múa truyền thống của người Khmer (ảnh minh hoạ: LVHDLCDTVN)

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, chương trình tháng 11 “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc” có nhiều hoạt động, trong đó, điểm nhấn là hoạt động có chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.

Hoạt động theo cụm làng dân tộc tôn vinh sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống gắn bó, sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng với không gian văn hóa của các nhóm đồng bào Tày, Nùng (Thái Nguyên), Mông (Hà Giang), Dao (Hà Nội), Mường (Hòa Bình). Đồng bào nơi đây có những các hoạt động diễn xướng, dân ca dân vũ, dân nhạc đặc trưng như hát Then, đàn Tính của các dân tộc Tày, Nùng; múa khèn của dân tộc Mông, trình diễn chiêng Mường và có một không gian thuận lợi để tổ chức các hoạt động dân ca dân vũ, trò chơi dân gian, trải nghiệm văn hóa có sự tham gia, tương tác của du khách như ném pao, đi cà kheo, bập bênh,...

Với thế mạnh của làng dân tộc Lào, Thái, Khơ Mú là ba dân tộc anh em, gần gũi; cảnh quan đẹp, giàu truyền thống văn hoá bản địa với xoè Thái, ném còn, các điệu múa truyền thống của đồng bào Khơ Mú, Lào, những món ăn ẩm thực của cả 3 nhóm đồng bào đều mang những nét đặc trưng vùng miền rất riêng mà có lẽ nếu thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi...

z5910762297045_be03b2c62c16943b63b08c667f14282b.jpg
Hát Then, đàn Tính được trao truyền qua các thế hệ đồng bào dân tộc Tày, Nùng.

Bên cạnh đó còn có chương trình hoạt động tại các nhóm đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; Chương trình hoạt động tại làng Khmer và các điểm tín ngưỡng tâm linh; Hoạt động của các nhóm đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng hưởng ứng Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024.

Cùng với đó, trong tháng 11 này du khách cũng sẽ được thưởng thức chương trình giao lưu “Bài ca kết đoàn” của đồng bào các dân tộc đang hoạt động tại Làng như: giao lưu văn nghệ giữa các đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng để tăng cường sự gắn kết, giúp đỡ nhau, cùng nhau bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của cộng đồng; Giới thiệu các trò chơi dân gian truyền thống như đi cà kheo, ném pao, đánh yến, nhảy sạp...

Trong khuôn khổ sự kiện Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” từ ngày 15 - 24/11/2024 sẽ diễn ra chương trình Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Sắc màu văn hóa lễ hội, trình diễn, giao lưu, giới thiệu văn hóa của các dân tộc...

222.png
Các em học sinh trải nghiệm nhảy sạp theo sự hướng dẫn của đồng bào dân tộc Dao

Hoạt động hàng ngày tại Làng còn có trải nghiệm văn hóa truyền thống là không gian ngồi nghỉ cho du khách và tham gia trải nghiệm một số trò chơi như: đánh chắt chơi chuyền, chơi ô ăn quan, cờ ca rô, chơi rối tre… tại không gian trong nhà; đi cà kheo, nhảy sạp, chơi đu, bập bênh… tại không gian ngoài trời; Hoạt động dịch vụ theo nhu cầu của du khách như: không gian trải nghiệm tô tượng, tô tranh cát, chuồn chuồn tre, tranh gỗ, cá gỗ, tô vẽ tranh, trải nghiệm trang phục dân tộc…

Thông qua một số trò chơi tuy đơn giản nhưng cũng giúp các em học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, con vật, góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn gắn kết thêm về tình bạn, tình yêu gia đình. Với không gian này giúp các em có thêm điểm dừng chân, thêm trải nghiệm, thêm niềm vui trong hành trình tham quan Khu các làng dân tộc./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính năm 2024
    Đây là hoạt động mở đầu trong chuỗi các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024.
  • Huế: Hơn 16.500 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024
    Từ khi phát động đến nay Ban tổ chức đã nhận được 16.358 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và 265 bài dự thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024 từ các em học sinh tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 700 liền anh, liền chị tham gia Liên hoan các làng Quan họ Bắc Ninh
    Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 15/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ Nhất - 2024.
  • Triển lãm tôn vinh “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”
    Giới thiệu hơn 150 tài liệu, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến công chúng tại triển lãm “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”.
  • Đàn Đó và những thanh âm mang hồn Việt
    Trong khi nhiều nghệ sĩ thường mô phỏng âm thanh cuộc sống trên các nhạc cụ có sẵn, Đàn Đó lại đi ngược chiều gió, tiên phong tự tạo ra những nhạc cụ để tạo ra âm thanh, nhịp điệu và kể câu chuyện văn hóa dân tộc, bản địa theo cách của riêng mình. Từ những cây đàn, chiếc trống bằng tre và đất, qua đôi bàn tay tài hoa và trái tim luôn đau đáu tình yêu với quê nhà của những người nghệ sĩ, những thanh âm độc bản vang lên, trong sáng, rung cảm đến tận cùng trái tim của người nghe. Mỗi một tác phẩm của nhóm nghệ sĩ như một lời mời gọi khán giả trở về với hơi thở đất trời Việt Nam, với những điều dung dị, mộc mạc nhất nhưng chứa đựng dạt dào sáng tạo tiếp nối từ ngàn năm.
  • Bắc Ninh kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ được UNESCO công nhận
    Từ ngày 11-30/11, sẽ có nhiều hoạt động nhân dịp kỷ niệm 15 năm dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bản quyền sáng tạo văn hóa nghệ thuật trong phát triển công nghiệp văn hóa?
    Nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sáng tạo bỏ nhiều công sức tạo ra tác phẩm, sản phẩm, nhưng ngay chỉ hôm trước hôm sau, tác phẩm đã bị “đạo”, “nhái”, hoặc khai thác trên các nền tảng khác mà không được phép... Nghệ sĩ, nhệ nhân, nhà sáng tạo liệu có thể tự bảo vệ mình trước tình trạng này?
  • Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khơi dậy tình yêu lịch sử qua trải nghiệm tour di sản sáng tạo
    Qua 4 mùa tổ chức, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 (từ 9 - 17/11) thí điểm thêm những lựa chọn hình thức trải nghiệm theo tour di sản sáng tạo, giúp nhân dân khám phá và tiếp cận những công trình di sản theo cách vừa mới lạ vừa gần gũi hơn, từ đó khuyến khích nhân dân biến những vốn di sản tinh hoa của thành phố này thành vốn tri thức và sáng tạo của chính mình và cộng đồng.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Những hoạt động, dịch vụ hấp dẫn tại Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend
    Trong khuôn khổ “Mùa Đông xứ Huế” của Festival Huế sẽ diễn ra “Tuần du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend” từ ngày 22 - 24/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Huế (số 23 - 25 Lê Lợi, TP Huế).
  • Đại học Huế trên đường phát triển thành Đại học Quốc gia
    Sau khi tổ chức lại vào năm 1994, Đại học Huế trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay đang triển khai thực hiện Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
"Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO