Đời sống văn hóa

Trao giải các tác phẩm cuộc thi vẽ tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám "Tiếng vang lịch sử'

Nguyễn Lâm 22/10/2024 19:11

Cuộc thi thu hút gần 200 tác phẩm dự thi sau 2 tháng phát động. 70 tác phẩm dự thi sẽ được trưng bày từ ngày 22-31/10 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử giám (Hà Nội).

c63fuau8.png
Nguyễn Anh Tài giành giải Nhất cuộc thi vẽ tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám "Tiếng vang lịch sử". (Ảnh: Huy Phạm)

Chiều 22/10, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Lễ trao giải và trưng bày tác phẩm Cuộc thi vẽ tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề: “Tiếng vang lịch sử".

Chiều 22/10, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Lễ trao giải và trưng bày tác phẩm Cuộc thi vẽ tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề: “Tiếng vang lịch sử".

Cuộc thi nhằm khơi gợi niềm đam mê, sáng tạo, thể hiện ý tưởng, tài năng mỹ thuật của các bạn trẻ, đồng thời khuyến khích học sinh, sinh viên quan tâm, tìm hiểu về Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng và di sản văn hóa nói chung.

Sau 2 tháng phát động, Cuộc thi đã nhận được gần 200 tác phẩm hội họa với các chất liệu đa dạng từ sơn dầu, lụa, khắc gỗ, bút sắt đến aclylic và màu nước…. Tham dự cuộc thi có sự hiện diện của sinh viên khối các trường nghệ thuật, thiết kế trong cả nước và các họa sĩ trẻ, người yêu thích nghệ thuật trong độ tuổi từ 18-35.

Các tác phẩm dự thi thể hiện sự đa dạng về góc nhìn, câu chuyện, ý tưởng cũng như chất liệu biểu đạt. Các hình tượng kiến trúc như Cổng Văn Miếu, Khuê Văn Các, Nhà bia tiến sĩ, cùng các họa tiết đặc trưng như đầu đao, long, phượng, quy… trở thành các nguyên liệu để các thí sinh khai thác và thể hiện tác phẩm một cách sáng tạo và công phu.

reab92qu.png
Triển lãm tranh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Ảnh: Huy Phạm)

Nhận xét về các tác phẩm tham dự cuộc thi năm nay, kiến trúc sư Bùi Thanh Việt Hùng, thành viên Ban Giám khảo cho hay, các tác phẩm dự thi thể hiện sự đa dạng về góc nhìn, câu chuyện, ý tưởng cũng như chất liệu biểu đạt. Nhiều tác phẩm sáng tạo về nội dung, khai thác được chủ đề "Tiếng vang lịch sử" thông qua các ngôn ngữ và chất liệu khác nhau. Đây là thành công của cuộc thi.

Kết quả, Ban Giám khảo đã chọn ra 17 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải. Tác phẩm màu nước có tên “Dòng sử” của họa sỹ Nguyễn Anh Tài (sinh năm 1999) được trao giải Nhất. Bên cạnh đó, có 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 10 giải Khuyến khích, 1 giải Đặc biệt và 1 giải Đặc biệt ViA họa cụ màu nước.

Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám bày tỏ: “Chúng tôi hy vọng cuộc thi là cầu nối giữa quá khứ và cuộc sống đương đại, giữa các bạn trẻ với di sản nghìn năm của cha ông. Đây cũng là cơ hội để các bạn sinh viên, họa sĩ trẻ và những người yêu thích nghệ thuật hội họa phát huy được tài năng, khả năng sáng tạo và lan tỏa niềm đam mê hội họa cũng như tình yêu với di sản văn hóa”.

70 tác phẩm dự thi sẽ được trưng bày từ ngày 22-31/10 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử giám (Hà Nội)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh
    Tối 27-6, Chương trình thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững 2025 chính thức khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh”.
  • Phê duyệt chủ trương Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội
    HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội (đoạn trên địa bàn Hà Nội) tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6.
Đừng bỏ lỡ
Trao giải các tác phẩm cuộc thi vẽ tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám "Tiếng vang lịch sử'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO