Văn hóa - Xã hội

Vai trò của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị

PV 28/11/2024 19:50

Ngày 28/11, tại Hà Nội, Viện Báo chí - Truyền thông phối hợp với Friedrich Ebert Stiftung (FES) tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề "Vai trò của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị".

20241128-minh1-44.jpg
Tọa đàm khoa học với chủ đề "Vai trò của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị".

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, bình đẳng giới trong chính trị là mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế, thể hiện qua các cam kết của Việt Nam trong các thỏa thuận quốc tế về phát triển bền vững.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy những rào cản về văn hóa, định kiến giới và nhận thức xã hội vẫn còn hạn chế sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị. Với vai trò định hình diễn ngôn xã hội, báo chí có tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy nhận thức cộng đồng và hành động hướng tới bình đẳng giới trong chính trị.

Mặc dù báo chí Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trong việc phản ánh các vấn đề về bình đẳng giới, song mức độ và chất lượng thông tin vẫn còn hạn chế. Số lượng tin, bài chuyên sâu còn ít, trong khi cách thức thể hiện và nội dung bài viết đôi khi vẫn còn chứa đựng định kiến giới.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và mạng xã hội vừa tạo ra cơ hội, vừa đặt ra những thách thức mới cho báo chí trong việc truyền tải thông điệp về bình đẳng giới và bình đẳng giới trong chính trị.

Tọa đàm không chỉ đánh giá thực trạng và những thách thức hiện nay mà còn đề xuất các định hướng và giải pháp để nâng cao vai trò của báo chí.

Qua đó, góp phần nâng cao năng lực của giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên báo chí truyền thông tại Viện Báo chí – Truyền thông trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập và thực tiễn báo chí thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị.

20241128-minh1-47.jpg
Các đại biểu tham luận tại tọa đàm.

Tại tọa đàm các đại biểu đã làm rõ khái niệm về bình đẳng giới nói chung, trong chính trị nói riêng; vai trò của báo chí thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị dưới góc nhìn đa chiều.

Các ý kiến tại tọa đàm nhấn mạnh: báo chí có tác động đặc biệt trong việc truyền tải nội dung thông tin về bình đẳng giới, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng. Việc tuyên truyền, vận động, lan tỏa những thông điệp đúng đắn, sâu sắc, toàn diện về bình đẳng giới vừa là vai trò và cũng là thách thức đối với báo chí. Việc sản xuất sản phẩm báo chí liên quan đến bình đẳng giới, thúc đẩy phụ nữ tham gia chính trị là trách nhiệm chính trị mà các cơ quan báo chí cần phải thực hiện.

Cơ quan báo chí cần tăng cường sản xuất các sản phẩm báo chí về bình đẳng giới trong chính trị, về tấm gương phụ nữ tham gia chính trị có tác động truyền cảm hứng, những mô hình hay cách làm hiệu quả của phụ nữ trong hệ thống chính trị; lên án đối với những hành vi bất bình đẳng giới đối với phụ nữ tham gia chính trị…

Các nhà báo cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm trong công việc về vấn đề bình đẳng giới. Trong quá trình tác nghiệp, thực hiện tác phẩm báo chí, cần thực hiện tốt những quy định của pháp luật, nguyên tắc đạo đức báo chí về bình đẳng giới. Cần khách quan, trung thực khi viết về giới; loại bỏ những kì thị, thiên kiến tác động bất lợi đến vấn đề bình đẳng giới trong chính trị.

Ngoài ra, cần tích cực tham gia phản biện, đóng góp ý kiến đối với các nội dung liên quan đến vấn đề giới trên báo chí; phản hồi về những thông tin, bài viết mang định kiến giới, bất bình đẳng giới, nhất là trong lĩnh vực chính trị./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH-BVHTTDL ngày 7/7/2025 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • Sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” được vinh danh tại Trung Quốc
    Cuốn sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks thực hiện và bán bản quyền cho Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, vừa chính thức được trao giải thưởng “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài 3)
    Thực hiện các chỉ đạo của Thành ủy, Nghị quyết về chương trình giám sát của HĐND Thành phố, căn cứ tình hình thực tiễn, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã chỉ đạo, triển khai chương trình giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực, các Ban và Tổ đại biểu HĐND Thành phố bảo đảm đúng luật và tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng, được triển khai linh hoạt, phù hợp tình hình thực tiễn của Thành phố, địa phương.
  • Phát động “Đêm Huế huyền diệu - Khám phá để yêu”, đón hành khách thứ 350 triệu của Vietnam Airlines
    Vietnam Airlines phối hợp với UBND Thành phố Huế đón hành khách thứ 350 triệu và phát động chương trình “Đêm Huế huyền diệu - Khám phá để yêu”.
Đừng bỏ lỡ
Vai trò của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO