Mỹ thuật

“Từng bước đưa Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành không gian sáng tạo đặc biệt tại Hà Nội”

Trung Kiên 18/03/2024 18:44

Đó là khẳng định của TS. Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) trong triển lãm màu nước quốc tế “Sắc màu văn hóa” vừa khai mạc tại “trường đại học đầu tiên của Việt Nam”.

trien-lam-mau-2-.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm màu nước quốc tế “Sắc màu văn hóa” tại khu Thái học thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Triển lãm màu nước quốc tế “Sắc màu Văn hóa” diễn ra tại khu Thái học thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ ngày 16 - 26/3/2024, giới thiệu đến người dân và du khách hơn 200 tác phẩm tranh màu nước của các họa sĩ đến từ 22 quốc gia, vùng lãnh thổ như Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Anh, Canada, Pháp, Nhật Bản, Brazil, Guatamala...

Đây được xem là triển lãm tranh màu nước lớn nhất tại Việt Nam từ trước tới nay, đóng góp vào sự phát triển của nền mỹ thuật quốc gia hình chữ S.

maunuoc-3-.jpg
Khuê Văn Các (Văn Miếu - Quốc Tử Giám) được tái hiện bằng màu nước.
trien-lam-mau-1-.jpg
TS. Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khẳng định “Sắc màu văn hóa” là triển lãm có ý nghĩa đặc biệt, góp phần từng bước đưa Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành một không gian sáng tạo đặc biệt tại Hà Nội.

Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, TS. Lê Xuân Kiêu nhấn mạnh, triển lãm tranh màu nước quốc tế “Sắc màu văn hóa” là một hoạt động văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa trong việc phát huy, quảng bá những giá trị tinh thần, văn hóa cộng đồng, góp phần từng bước đưa Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành một không gian sáng tạo đặc biệt tại Hà Nội.

“Chúng tôi luôn chú trọng trong việc đa dạng hóa các hoạt động văn hóa tại di tích, nhằm phục vụ khách tham quan trong nước và quốc tế ngày càng tốt hơn”, TS. Lê Xuân Kiêu khẳng định.

maunuoc-2-.jpg
GS. Aleksander Surdej, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam cho biết chủ đề của triển lãm có ý nghĩa sâu sắc khi nó thể hiện bản chất của sự đa dạng và thống nhất về văn hóa.

Trong khi đó, GS. Aleksander Surdej, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam, chia sẻ, thông qua chất liệu màu nước sống động, các họa sĩ khắp nơi trên thế giới đã cùng nhau giới thiệu sự phong phú của các nền văn hóa truyền thống cũng như các quan điểm khác nhau.

“Mỗi một tác phẩm nghệ thuật lại kể câu chuyện độc đáo, phản ánh được vẻ đẹp của thế giới kết nối với chúng ta. Triển lãm là minh chứng cho sức mạnh của nghệ thuật trong việc thúc đẩy đối thoại hiểu biết cũng như đánh giá cao các quốc gia khác nhau. Chúng tôi đánh giá cao và coi trọng vai trò của nghệ thuật vì nó như một ngôn ngữ phổ quát, vượt qua mọi ranh giới, đoàn kết mọi người.

maunuoc-1-.jpg
trien-lam-mau-9-.jpg
trien-lam-mau-8-.jpg
Đông đảo người dân và du khách đến với triển lãm màu nước quốc tế “Sắc màu văn hóa” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Chúng tôi cũng nhận ra tác động sâu sắc của nghệ thuật trong thúc đẩy sự hiểu biết cũng như đối thoại giữa các nền văn hóa. Chủ đề của triển lãm có ý nghĩa sâu sắc khi nó thể hiện bản chất của sự đa dạng và thống nhất về văn hóa”, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam Aleksander Surdej nhấn mạnh.

Đúng với tên gọi “Sắc màu văn hóa”, triển lãm đem đến cho người yêu nghệ thuật những bộ sưu tập tranh màu nước đặc sắc của các quốc gia. Nét văn hóa đặc trưng được thể hiện rõ thông qua các chủ đề thân thuộc về thiên nhiên, đất nước, con người… và qua nét vẽ mềm mại nhưng dứt khoát, tinh tế và uyển chuyển của các họa sỹ với chất liệu màu nước.

Sự kiện diễn ra tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là điều rất có ý nghĩa. Địa điểm có bề dày lịch sử và ý nghĩa đối với người dân Việt Nam chính là bối cảnh hoàn hảo để tôn vinh những màu sắc đa dạng của các nền văn hóa.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam Aleksander Surdej

“Sắc màu Văn hóa” cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa các sắc thái nghệ thuật phản ánh sự đa dạng phong phú của các nền văn hóa toàn cầu, nơi nghệ thuật có thể vượt qua rào cản ngôn ngữ để có được một cuộc đối thoại của thị giác. Lại càng đặc biệt khi triển lãm diễn ra tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vốn giàu văn hóa, truyền thống của Thủ đô Hà Nội và của cả nước.

Một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm màu nước quốc tế “Sắc màu Văn hóa”:

trien-lam-mau-6-.jpg
trien-lam-mau-5-.jpg
trien-lam-mau-4-.jpg
trien-lam-mau-3-.jpg
maunuoc-5.jpg

Trong khuôn khổ triển lãm, 16 họa sĩ quốc tế đã trình diễn vẽ tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đây là hoạt động đặc trưng của các triển lãm màu nước quốc tế. Thông qua phần trình diễn, công chúng yêu nghệ thuật đã trực tiếp theo dõi quá trình hình thành một bức tranh màu nước vẽ nhanh, cũng như thấy được phần nào sự ảnh hưởng của các nền văn hóa đối với việc chọn chủ đề và phong cách vẽ của các họa sĩ.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Nhớ về họa sĩ Dương Bích Liên
    Nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Dương Bích Liên, sáng ngày 13/7, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức chương trình Art talk “Họa sĩ Dương Bích Liên - Ánh chớp thầm lặng”. Art talk đã đưa công chúng đến với ký ức về họa sĩ Dương Bích Liên thông qua những tác phẩm của cố họa sĩ, những câu chuyện kể đầy xúc động của các vị khách mời, người thân trong gia đình của họa sĩ.
  • Bức tranh Sen Liên Hoa Tịnh Cảnh trưng bày tại lễ hội Sen Hà Nội 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ (Quận Tây Hồ, Hà Nội) từ ngày 12 đến ngày 16/7/2024. Lễ hội giới thiệu nhiều sản phẩm từ sen, các sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc nhằm tôn vinh và khẳng định giá trị của cây sen trong phát triển kinh tế và đời sống tinh thần của con người.
  • Nhiều tác phẩm độc bản của họa sĩ Lê Bá Đảng đưa từ Pháp về lần đầu triển lãm
    Trong số 150 tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Khát vọng Hòa bình” của hoạ sĩ Lê Bá Đảng được trưng bày thì có 100 tác phẩm lần đầu tiên được đưa về từ Pháp.
  • Triển lãm “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời”
    Triển lãm ngợi ca vẻ đẹp và ý nghĩa nội tại trong từng khoảnh khắc thường nhật của cuộc sống. Thông qua các chủ đề phong phú cùng ngôn ngữ tạo hình tươi mới, hấp dẫn, “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời” đặt ra những câu hỏi hiện sinh mà mỗi người phải đối mặt trong quá trình trưởng thành, mời gọi người xem suy ngẫm về trải nghiệm lớn lên và tìm kiếm ý nghĩa cho hành trình của chính họ.
  • Văn hóa dân gian qua góc nhìn gen Z
    Triển lãm “Dân gian trong Gen Z” là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian Việt Nam trong tâm hồn thế hệ trẻ. Gen Z đã và đang tiếp nối và sáng tạo trên nền tảng di sản văn hóa truyền thống, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân.
  • Triển lãm "Cuộc sống quanh ta": Chạm đến trái tim từ những điều giản dị, thân thương
    Chiều 26/6, tại số 16 Ngô Quyền, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật "Cuộc sống quanh ta 2024". Triển lãm do Câu lạc bộ sáng tác đề tài xây dựng tổ quốc (Hội Mỹ thuật Việt Nam) tổ chức.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
“Từng bước đưa Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành không gian sáng tạo đặc biệt tại Hà Nội”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO