Tục hiến sinh ở làng Hạ Thái

14/06/2017 14:14

Làng Hạ Thái nay thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín.

Ngày xưa, vùng đất từ Hạ Thái qua Duyên Trường, Văn Hội ra đến Cống Dũi, Quán Gánh bên đường quốc lộ số 1, sang quá Nhị Khê, Phụng Công… đây đó vẫn còn những mảng rừng rậm hoang vu.

Bấy giờ, dân Hạ Thái đã tụ cư thành trang ấp đông vui. Dân tình đang làm ăn sinh sống yên bình, đột nhiên tại khu rừng Cống Song cách phía sau làng không xa, xuất hiện một con hổ dữ. Mình nó to dài như con bò mộng. Lông nó loang lổ vằn vện vàng đen. Đêm đêm nó sục vào trang ấp bắt trâu bắt lợn tha như mèo tha chuột. Ngày ngày nó lăn ra ngủ, tiếng ngáy vang như sấm, bọt sùi ra bên mép trắng như đống tuyết.

Người ta sợ sệt kháo nhau nó là con hổ thành tinh biết nói tiếng người. Từ đó ai cũng phải kinh sợ gọi nó bằng Ông Hổ.

Xơi chán thịt gia súc, một ngày kia Ông dở tính đòi xơi thịt người. Nhưng không phải người thường mà phải là một cô gái dậy thì xinh đẹp. Mới đầu dân làng cũng hò nhau tìm mọi cách chống lại, nhưng đều thất bại.

Cuối cùng cực chẳng đã họ phải thuần phục hổ dữ. Hàng năm thành lệ, cứ vào ngày mồng Mười tháng Một ta phải tuyển chọn dâng cống Ông một người con gái. Từ đấy trở đi Ông mới để cho làm ăn yên ổn.

Nhưng yên ổn thực sự chỉ dành cho số ít người giàu sang có quyền thế. Còn số đông dân làng vẫn nơm nớp lo âu, nhất là những nhà không may có con gái sắp đến tuổi trưởng thành. Cái lệ hiến người năm này chưa kịp tan ác mộng, thì năm tới lại sắp đến kỳ. Nhìn cảnh bố mẹ lìa con, đôi lứa lìa bạn, làng xóm lìa nhau thật là trời sầu đất thảm.

Bấy giờ, cũng ở cửa rừng Cống Song từ lâu đã có một bà cụ dựng lều bán nước. Bà sống một mình, không nhớ tên nhớ tuổi, tính tình nhân hậu chất phác. Nói là bán nước nhưng bà chẳng lấy tiền của ai. Lại nữa, bát nước vối của bà cứ như thuốc tiên, ai được uống thì tan hết mỏi mệt, thậm chí chẳng may bị đau bụng đau bão gì, uống vào cũng khỏi liền. Mọi người đều kính nể bà, thầm cảm ơn trời đất đã run rủi đưa bà từ đâu đến với quê mình. Phải thấy cảnh mỗi năm dân làng đành cam chịu thí mạng một người con gái vô tội cho hổ dữ, có lẽ bà là người nặng lòng suy nghĩ nhất.

Đã nhiều năm ngồi bên ngã ba đường này, bà nghe đủ chuyện xa gần. Nạn hổ dữ hoành hành đâu chỉ xảy ra ở đây, mà ở xứ Đông xứ Đoài đều có cả. Người ta đồn rằng nơi ấy có ông quan này, ông quan nọ, có tên tuổi chức tước hẳn hoi, đã tình nguyện xin vua cho về làng tập hợp tráng đinh bày mưu, tính kế và đã trừ khử được thú dữ. Còn ở đây sao không ai nhìn ngó tới, để mặc dân lành cho hộ dữ hành hạ? Bà nghĩ lung lắm, người gầy sọp hẳn đi.

Thế rồi, ngày mồng Mười tháng Một nữa lại đến.

Hôm ấy, theo lệ cũ, người con gái xấu số được dẫn lên chôn chân trên gò đất cao giữa đồng. Dân làng vây xung quanh, ai nấy mặt mày ủ rũ, im lặng. Cha mẹ và người thân của cô gái thì gào khóc thảm thiết.

Đúng giờ Ngọ, mặt đất bỗng rung chuyển trong tiếng thét vang động, hổ dữ xuất hiện như từ trên trời lao xuống.

Như những lần trước, để thăm dò phản ứng của dân chúng, hổ dữ thường gầm lên ba tiếng rồi vồ mồi. Nó thầm nghĩ: Sau ba tiếng gầm của nó, nếu có ai dám thay mạng cho người con gái kia, nó sẽ xóa bỏ lệ cũ và lập tức rút khỏi nơi đây. Nó đinh ninh rằng, lần này cũng vậy thôi, trong đám dân lành kia sẽ chẳng có kẻ nào dám ho he nửa tiếng.

Nào ngờ, khi nó chưa kịp gầm tiếng thứ ba thì đám đông bỗng nhốn nháo hẳn lên. Mọi người trố mắt chết lặng vì ngạc nhiên khi thấy bà lão hàng nước đang xăm xăm bước thẳng lên gò.

Mặc dù đã có dự định từ trước nhưng hổ lang vẫn ngỡ ra vì bất ngờ bị thách thức. Nó run lên giận dữ, nhanh như chớp, vồ lấy bà cụ rồi biến mất, không bao giờ trở lại nữa. Từ đấy tục hiến sinh khốn khổ ở Hạ Thái cũng chấm dứt.

Khi đám đông trấn tĩnh lại thì mọi sự đã kết thúc tự bao giờ. Người ta vội cắt cứ nhau bổ đi các ngả tìm thu gom di hài của bà cụ. Lần theo vết máu thì biết hổ dữ đã tha bà từ Hạ Thái qua chùa Úi đầu thông Văn Hội sang Thượng Đình rồi Trung Thôn, Nhị Khê đến Phụng Công thì mất dấu vết. Nhưng nơi ấy xưa kia đều dựng miếu thờ bà.

Riêng ở Hạ Thái, để ghi ơn trời biển của bà, dân làng đã dựng một ngôi đình ngay trên khu đất Gò Cây Muỗm – nơi lưu giữ những giọt máu đầu tiên của bà và tôn bà làm Thành hoàng làng.

Hàng năm cứ đến ngày mồng Mười tháng Một ta là ngày bà hóa, dân làng lại mở hội lớn để tưởng nhớ công ơn của bà.

Những ngày hội, cũng như các ngày tuần tiết khác, già trẻ trong làng dù bận việc mấy cũng phải thu xếp để lên đình cung kính bái lạy tạ ơn người đã có công chấm dứt tục hiến sinh ở Hạ Thái. Sinh thời Thành Hoàng làng Hạ Thái vốn không có tên húy. Tuy nhiên do lòng ngưỡng mộ trên, dân làng đã gọi Ngài là Bà Lạy.

Ngôi đình nhỏ trước kia nay đã trở thành một công trình kiến trúc lớn có giá trị nghệ thuật cao được Nhà nước xếp hạnh để gìn giữ.

(0) Bình luận
  • Lựa chọn các tiêu chí thực sự “mũi nhọn” để tập trung triển khai hiệu quả Cuộc thi
    “Trong quá trình triển khai thực hiện Cuộc thi, các địa phương cần lưu ý bám sát các tiêu chí của Cuộc thi; chú trọng xem xét, lựa chọn tiêu chí “mũi nhọn” cũng như lựa chọn các tuyến đường, tuyến phố, ngõ phố thực sự phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình của các phường hoặc tổ dân phố trên địa bàn quận”, đồng chí Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chia sẻ tại buổi Đoàn kiểm tra đánh giá, chấm điểm Cuộc thi xây dựng và giữ gìn “Xã, phường, thị trấn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” trên địa bàn Thủ đô năm 2024.
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Huyện Ba Vì: Duy trì xây dựng huyện Nông thôn mới và các xã Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu
    Theo UBND huyện Ba Vì thông tin, việc thực hiện phong trào thi đua và tổ chức Cuộc thi “Giữ gìn đường làng, ngõ, xóm, thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” trên địa bàn huyện nhằm nâng cao tinh thần, ý thức, trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường, trật tự an toàn giao thông đô thị, nông thôn; giữ gìn và lan tỏa những nét đẹp, giá trị văn hóa tích cực trong cộng đồng; duy trì các tiêu chí huyện Nông thôn mới, các xã Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trên địa bàn huyện.
  • Tạo điểm nhấn, góp phần xây dựng Thủ đô “sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”
    Cuộc thi "Giữ gìn đường làng, ngõ, xóm, thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” trên địa bàn huyện Phúc Thọ đã có nhiều chuyển biến tích cực, huy động mọi lực lượng quần chúng tham gia; duy trì, giữ gìn để các hoạt động trở thành nề nếp, thói quen sinh hoạt của từng thôn, xóm, khu dân cư; có nhiều đổi mới, mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, thiết thực.
  • Tuyên dương Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024
    Năm 2024, với chủ đề "Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng", phong trào xây dựng Gia đình văn hóa ở Thủ đô vẫn đang tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu và phát huy giá trị ý nghĩa cao đẹp của ngày Gia đình Việt Nam. Thông qua phong trào đã phát hiện hàng ngàn gia đình tiêu biểu với những hành động, nghĩa cử cao đẹp trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
  • Lưu giữ tình yêu với Thủ đô qua cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III năm 2024
    Ngày 24/10, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III năm 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tục hiến sinh ở làng Hạ Thái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO