Y tế - Giáo dục

Từ ước mơ ươm những mầm xanh …

Cô giáo Đinh Thị Minh Huệ - Trường Tiểu học Kim Đồng 20/01/2025 19:34

"Gieo một hạt mầm nhỏ/ Được cây đời mãi xanh/ Sân trường vương đầy nắng/ Tuổi nghề cũng mãi xanh". Đó là những câu thơ mà tôi đã viết tặng cho chị - cô giáo Trần Thuý Liên, giáo viên Tổ 4 của trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình – nơi tôi và chị đang công tác.

Cô giáo Trần Thuý Liên sinh năm 1972, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục 34 năm – thời gian đủ dài để cô trải nghiệm những thăng trầm và những thay đổi tích cực của Nghề Thầy - nghề “Trồng người” cao cả.

Ngay từ những ngày đầu “gia nhập” Tổ Bốn, tôi đã có ấn tượng sâu sắc về chị. Đó là người đồng nghiệp 53 tuổi đời nhưng vẫn mang phong cách trẻ trung với nụ cười tươi xinh, sáng bừng cả khuôn mặt bầu bĩnh. Với dáng người thấp nhỏ cộng thêm cách nói chuyện thân thiện, dí dỏm, có duyên, làm cho cả Tổ Bốn chúng tôi chẳng bao giờ dứt được tiếng cười vui vẻ.

Tôi cảm nhận được sức trẻ và lòng nhiệt huyết của chị với nghề giáo chưa bao giờ bị hao mòn bởi tháng năm. Càng yêu mến chị hơn khi được làm việc cùng tổ và được cùng chị chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong quá trình dạy – học. Tôi được học tập từ người thầy – người đồng nghiệp, được “lây” từ chị tình yêu tha thiết với những đứa trẻ, được cùng chị thoả sức đam mê khi lấy việc dạy học để sáng tạo và khám phá thêm tri thức.

Ngay từ khi mới ra trường, cô giáo Trần Thuý Liên đã về cống tác tại trường Tiểu học Kim Đồng – ngôi trường có 47 năm lịch sử và truyền thống dạy và học, là điểm sáng của quận Ba Đình và Thủ đô Hà Nội. Cũng chính vì thế mà chị luôn đặt ra cho mình mục tiêu để phấn đấu từ khi còn trẻ và nỗ lực, bền bỉ đạt được mục tiêu vì sự nghiệp giáo dục của mình.

Là một cô giáo đầy tâm huyết với nghề, thông minh và ham học hỏi và luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người, đặc biệt, chị luôn trăn trở với bài vở, với học sinh, luôn muốn tìm ra giải pháp tối ưu trong dạy học để giúp học sinh mình tiếp cận tri thức hiệu quả nhất mà không gây áp lực đối với học trò.

Với chất giọng hơi khàn nhưng ấm tiếng, chị mang lại cho chúng tôi sự tin tưởng, mang lại cho học học sinh sự hứng khởi mỗi khi cô giáo vào lớp. Bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp với nhiều kinh nghiệm, cùng với ước mơ “được ươm những mầm xanh”, chị thực sự là người mẹ thứ hai của các con khi đến trường. Bởi chị vừa truyền thụ kiến thức, vừa nhẹ nhàng uốn nắn nét chữ, nết người, vừa dạy – vừa dỗ những đứa trẻ chưa biết nghe lời. Với tôi, chị còn là người kết nối tình cảm giữa cô – trò; giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp.

Hơn ba mươi năm qua, rất nhiều thế hệ học trò của chị đã trưởng thành, chị được phụ huynh tin yêu và mến phục với một nhà giáo có tâm với nghề. Với cương vị là cô giáo “già nhất” Tổ Bốn, là người Đảng viên ưu tú, chị luôn quan tâm và giúp đỡ những đồng nghiệp còn trẻ như chúng tôi. Chị gần gũi, thoải mái góp ý, động viên và luôn có những ý kiến xây dựng sáng tạo. Với cô giáo Trần Thuý Liên “dù việc nhỏ bé, hãy cứ làm với một tình yêu lớn thì sẽ thành công”.

Bằng năng lực và chuyên môn xuất sắc, cô giáo Trần Thuý Liên cũng được nhận những danh hiệu xứng đáng của riêng mình:

c1kimdong.badinh.edu.vn-uploadfinder-images-2025-1-20-_20012025080959_2.png
c1kimdong.badinh.edu.vn-uploadfinder-images-2025-1-20-_20012025080959_3.png
c1kimdong.badinh.edu.vn-uploadfinder-images-2025-1-20-_20012025080959_4.png
c1kimdong.badinh.edu.vn-uploadfinder-images-2025-1-20-_20012025081000_6.png
c1kimdong.badinh.edu.vn-uploadfinder-images-2025-1-20-_20012025081000_5.png

Bên cạnh công tác giảng dạy, chị còn tham gia nhiệt tình với các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành: từ công tác Đảng, công tác Công đoàn, phổ cập giáo dục hay các công tác ngoại khoá, các hoạt động từ thiện … Chị mang trong mình trái tim nồng ấm.

Ngoài việc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn của chính lớp mình chủ nhiệm, chị còn luôn tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện do công đoàn nhà trường phát động. Tôi nhớ mãi và khắc ghi tấm lòng của chị khi chị tham gia ủng hộ chương trình từ thiện của nhóm Thiện nguyện ELEOS của chúng tôi. Chị hô hào người thân, bạn bè, gom từng quyển vở, quyển sách cũ, đồ dùng học tập, quần áo cũ để đoàn chúng tôi mang đến điểm trường vùng cao Sơn La.

Chị tâm sự: “ Chị chỉ mong góp một ánh lửa chia sẻ, một bàn tay ấm áp cho các cháu nhỏ vùng cao bớt đi cái giá lạnh của những ngày đông giá rét”. Đặc biệt, trong trận bão Yagi hồi đầu năm học 2024-2025, chị đã phát động Phụ huynh và học sinh của lớp cùng chung tay, sản sẻ sự vất vả, khó khăn với bà con chịu thiên tai với số tiền không nhỏ.

Khi trở về với gia đình nhỏ của mình, chị còn là người mẹ hiền, vợ đảm. Là mẹ của hai cậu con trai đến tuổi trưởng thành, chị còn rất tâm lí để dạy dỗ và gần gũi với con. Chị đùa với chúng tôi là chỉ mong được “lên chức bà nội” mà hai cậu chàng vẫn mải mê lo cho sự nghiệp thành danh của riêng mình. Và tôi biết, đằng sau sự trưởng thành của những người con, đó là sự vất vả, đồng hành của một bà mẹ giàu tình yêu thương con và gia đình.

Trong bức thư cuối cùng mà Bác Hồ gửi cho ngành Giáo dục ngày 15/10/1968, Bác có viết: “ Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Năm 2011, chị được Bộ Giáo dục trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục và cô giáo Trần Thuý Liên xứng đáng với lời khen tặng Nhà giáo “Vì sự nghiệp trăm năm trồng người” đúng như mong mỏi của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”.

Những gì mà tôi biết và kể về cô giáo Trần Thuý Liên - một tấm gương điển hình tiên tiến trong ngành giáo dục chưa thể hết, nhưng chừng đó cũng đủ để chúng ta khâm phục và ngưỡng mộ. Tôi tin tưởng về tương lai của sự nghiệp giáo dục sẽ ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương tốt để góp phần làm vẻ vang ngành, xứng đáng với câu nói của nhà văn người Mỹ Comenxki: “Dưới ánh mặt trời không nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”.

Làm nghề đưa khách qua đò

Ngại chi sóng cả sông dò nông sâu

Làm nghề nối những nhịp cầu

Bắc niềm vui tới bạn bầu gần xa

Làm nghề thêu bức tranh hoa

Ngại gì những lúc kim sa huyết màu

Làm nghề mang nỗi lo âu

Tương lai tuổi trẻ một câu ân tình

Làm nghề mang lại bình minh

Ngại gì những lúc lội sình chiều hôm./.

Bài liên quan
  • Hà Nội khen thưởng 150 giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học
    Đây là những giáo viên xuất sắc nhất được lựa chọn từ gần 20.000 giáo viên đã tham gia thi dạy giỏi cấp cơ sở. Theo đánh giá của ban tổ chức, đa số giáo viên dự thi xác định đúng nội dung cơ bản và trọng tâm của bài dạy.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Đông Anh: Phát huy truyền thống quê hương trong kháng chiến chống Mỹ
    Ngày 15/4, huyện Đông Anh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2025) và gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ.
  • Triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
    Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Từ ước mơ ươm những mầm xanh …
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO