Y tế - Giáo dục

Trường THCS Xuân Giang (Sóc Sơn): 60 năm xây dựng và phát triển

Như Anh 18/11/2023 12:15

Hòa chung không khí cả nước đang tưng bừng chào đón kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023); sáng 17/11, Trường THCS Xuân Giang (Sóc Sơn – Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1963 – 2023). Đây là dịp để thầy trò ôn lại quá trình xây dựng và phát triển, nhằm động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên, học sinh tiếp tục phấn đấu, đưa nhà trường phát triển lên tầm cao mới.

Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Phạm Văn Minh – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn; Đỗ Xuân Huân – Thường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra huyện; Lê Hữu Mạnh – Thường vụ Huyện ủy, Trưởng ban Tuyên giáo huyện; Hồ Việt Hùng – Phó Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của huyện qua các thời kỳ; Các đồng chí trong BTV Huyện ủy, lãnh đạo các ngành, đoàn thể của huyện; Các thầy cô giáo và thế hệ học sinh trong suốt 60 năm xây dựng, cống hiến và học tập trên địa bàn huyện.

xg7.jpg
Các đại biểu tham dự thực hiện nghi thức chào cờ tại buổi lễ

Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống của Nhà trường. Sáu mươi năm qua, một chặng đường dài để các thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh Trường THCS Xuân Giang luôn phấn đấu vượt qua mọi khó khăn ở thời chiến, thời bình và thời kỳ đổi mới để thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua; đóng góp vào sự nghiệp giáo dục vẻ vang.

Trường THCS Xuân Giang 60 năm ngày ấy…

Trong lịch sử dân tộc, vùng đất Sóc Sơn xưa là khu vực nằm giữa 2 cố đô Phong Châu và Cổ Loa thuộc cương vực Hà Nội thời tiền Thăng Long, nổi tiếng bởi sự tích Thánh Gióng về trời tại núi Sóc. Ngày 5/7/1977 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 178/QĐ-CP hợp nhất các huyện theo vùng quy hoạch của tỉnh Vĩnh Phú; trong đó, hai huyện Đa Phúc và Kim Anh hợp nhất thành huyện Sóc Sơn. Trường THCS Xuân Giang khai sinh trên mảnh đất gắn liền với những chiến công oai hùng của ông cha ta trong dựng nước và giữ nước. Đó là hành trình của những vết chân ngựa Gióng trên đường đi đánh giặc đã dừng chân tại mảnh đất nơi đây - thôn Yên Sào, xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn của chúng ta ngày nay.

xg8(1).jpg
Nguyên lãnh đạo và cựu học sinh của Trường THCS Xuân Giang qua các thời kỳ chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ

Trường được thành lập năm 1963 và đã qua 3 lần đổi tên: Trường phổ thông cấp 1,2 Xuân Giang; Trường cấp 2 Xuân Giang và nay là Trường THCS Xuân Giang.

xg9.jpg
Cựu học sinh của Trường THCS Xuân Giang qua các thời kỳ chụp ảnh lưu niệm tại buổi

Sáu mươi năm với hơn 300 thầy cô giáo, cán bộ viên chức các thế hệ, trường THCS Xuân Giang đã đào tạo hơn 8.500 học sinh tốt nghiệp cấp THCS trong đó đã có nhiều học sinh đỗ đạt cao hàm tiến sĩ, thạc sĩ, kĩ sư, bác sĩ… Nhiều người trong đó đã trở thành giáo viên là lãnh đạo chủ chốt chính quyền các cấp, các doanh nhân thành đạt góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và quê hương Xuân Giang nói riêng. Nhiều thế hệ học sinh đã tham gia quân đội, công an và đã có hơn 212 liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ Tổ Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Trường THCS Xuân Giang và bây giờ

Phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương, trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong khu vực và Ban Đại diện cha mẹ học sinh, sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên không ngừng của các thế hệ thầy và trò, nhà trường đã đạt nhiều thành tích to lớn, toàn diện, xuất sắc, rất đáng trân trọng và tự hào.

xg14.jpg
Một số tiết mục văn nghệ tiêu biểu, đặc sắc chào mừng tại lễ kỷ niệm

Quy mô của nhà trường không ngừng lớn mạnh, từ một phân hiệu phôi thai với 03 lớp học, 06 thầy cô giáo và 70 học sinh của 07 xã thuộc huyện Đa Phúc trong điều kiện bối cảnh đất nước bị chia cắt đầy khó khăn, gian khổ, đến nay đã phát triển lên 19 lớp với 858 học sinh, 45 thầy cô giáo cán bộ, viên chức. Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”, hơn nửa thập kỷ qua, nhà trường đã tập trung xây dựng được đội ngũ giáo viên, nhân viên giỏi, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết và sáng tạo, đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học.

xg12.jpg
Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Sóc Sơn chụp ảnh lưu niệm cùng đội ngũ thầy cô, giáo viên hiện tại của nhà trường

Đến nay, 100% giáo viên nhà trường đạt chuẩn và trên chuẩn. Nhiều giáo viên đạt giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố và cấp huyện. Tỷ lệ học tốt nghiệp THCS đạt 100%; tỷ lệ học sinh lớp 9 đỗ vào THPT công lập đạt khá trong Cụm. Từ ngôi trường này, các thế hệ học sinh lớn lên, trưởng thành, trở thành những công dân có ích cho xã hội, làm rạng danh cho địa phương. Trong đó, có nhiều cựu học sinh là lãnh đạo các cấp, là tướng lĩnh, giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, cán bộ quản lý, những doanh nghiệp giỏi,... tiêu biểu giữ vị trí, trọng trách trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp từ Trung ương tới huyện. Trong đó tiêu biểu như các đồng chí Nguyễn Văn Thanh - Nguyên Huyện ủy viên, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn hiện nay là Phó vụ trưởng vụ Giáo dục, Nguyễn Văn Mùi – Đại tá, Chính ủy Binh đoàn 18 – Bí thư Đảng ủy Tổng Công ty bay trực thăng miền Bắc; Vương Văn Bút – Nguyên Phó BT Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Nguyễn Văn Lâm - Nguyên là Phó Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội, Nguyễn Trung Thành - Nguyên Huyện ủy viên - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn; đặc biệt, các thế hệ học sinh của trường đã và đang là lực lượng chính xây dựng quê hương Xuân Giang, quê hương Sóc Sơn đổi mới và ngày càng phát triển.

xg16.jpg
Đồng chí Phạm Văn Minh, Chủ tịch UBND Huyện đã trao tặng thầy và trò nhà trường bức trướng

Nhân dịp này, đồng chí Phạm Văn Minh, Chủ tịch UBND Huyện đã trao tặng thầy và trò nhà trường bức trướng với nội dung “Phát huy truyền thống 60 năm dạy tốt, học tốt, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp”.

xg13.jpg
Đồng chí Phạm Văn Minh – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, phát biểu tại lễ kỷ niệm

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, đồng chí Phạm Văn Minh, Chủ tịch UBND Huyện đã bày tỏ vui mừng, tự hào, biểu dương và đánh giá cao những thành tích, những đóng góp xuất sắc mà Nhà trường đã đạt được trong 60 năm qua và xúc động khi ôn lại những năm tháng thăng trầm, vượt khó đi lên, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên nhà trường qua các thời kỳ.

Đồng thời, đề nghị nhà trường sẽ tiếp tục phát triển vươn lên, không ngừng tiến bộ, ngày càng thu được nhiều kết quả tốt đẹp hơn, phát huy truyền thống đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm học 2023 – 2024 và những năm học tiếp theo.

xg15.jpg
Đồng chí Nguyễn Duy Kiên - Hiệu trưởng Trường THCS Xuân Giang phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm

Đồng chí Nguyễn Duy Kiên, Hiệu trưởng nhà trường phát biểu đáp từ tại buổi lễ: Để phát huy truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển của nhà trường, tập thể chi bộ, Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo, học sinh; Những người đang công tác và học tập tại ngôi trường thân yêu này nguyện sẽ làm hết sức mình để ngôi nhà chung Trường THCS Xuân Giang mãi mãi xứng danh với lịch sử truyền thống vẻ vang của mình và là điểm sáng bền vững trong sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện Sóc Sơn. Hoàn thành xây dựng Nhà trường đạt chuẩn QG mức độ 1 trong năm 2023 và phấn đấu đạt chuẩn QG mức độ 2 vào năm 2028.

Với hành trang 60 năm, truyền thống vẻ vang xây dựng và phát triển của nhà trường, tôi tin tưởng rằng trường THCS Xuân Giang sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng ổn định và phát triển góp phần cùng ngành GD huyện nhà thực hiện thật tốt sứ mệnh: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và đào tạo nguồn lực con người có chất lượng cao cho địa phương và đất nước”. Buổi lễ trọng thể ngày hôm nay, dưới mái trường THCS Xuân Giang mến yêu này chính là sự biểu dương và thể hiện quyết tâm của các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường trong hành trình hướng tới mục tiêu cao cả đó./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Đậm chất di sản
    Sáng ngày 5/11, trước thềm Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã diễn ra buổi họp báo công bố danh sách các phim dự giải, lịch chiếu phim miễn phí, các chương trình nghệ thuật, triển lãm…
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo về làng nghề thủ công Việt Nam
    NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.
  • [Podcast] Xôi khúc – Món ngon đường phố Hà Nội
    Không ai biết xôi khúc có mặt ở Hà Nội từ lúc nào, chỉ biết rằng, đã từ lâu lắm rồi xôi khúc được rao bán vào các buổi tối hoặc sáng sớm trên các con đường, góc phố của Hà Nội. Hình ảnh Người bán đội thúng bánh trên đầu hoặc trở trên chiếc xe đạp cũ vừa đi dọc các phố vừa rao “Bánh khúc đê, bánh khúc nào…” đã trở thành tiếng rao quen thuộc này là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Hà Nội.
  • Lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật
    Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến các bộ, ngành, cơ quan, địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Trường THCS Xuân Giang (Sóc Sơn): 60 năm xây dựng và phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO