Trường THCS Trực Đại, Trực Ninh (Nam Định) 60 năm ghi dấu một chặng đường: Bài 1- Về miền đất học

Nhân Thịnh| 11/07/2022 11:23

Vào những ngày mùa thu lịch sử này, thầy và trò Trường THCS Trực Đại (Trực Ninh) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động. Hơn nửa thế kỷ qua, trường trở thành nơi ươm mầm tương lai cho bao thế hệ con em trong xã. Đây là dấu mốc đáng nhớ của sự kế thừa và phát triển từ cơ sở học tập thiếu thốn đến địa chỉ giáo dục uy tín quả là chặng đường dài.

Chuỗi thành tựu trường đạt được xứng đáng như vết son tô thắm thêm trang vàng truyền thống “đất học” Thành Nam văn hiến "địa linh nhân kiệt".

Thư ngỏ nhân Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường THCS Trực Đại- Trực Ninh (Nam Định)

Trường THCS Trực Đại, Trực Ninh (Nam Định) 60 năm ghi dấu một chặng đường: Bài 2- Hai lần Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương

Trường THCS Trực Đại, Trực Ninh (Nam Định) 60 năm ghi dấu một chặng đường: Bài 1- Về miền đất học
Ban Gi
ám hiệu Trường THCS Trực Đại chụp ảnh kỷ niệm tại một sự kiện giao lưu truyền thng

“Làng giáo viên”

Biết chúng tôi đang tìm đường đến Trực Đại, một cụ già nhanh nhảu nói: "Các chú hỏi nhà ai tôi chỉ cho. Người xã đó đi học, thoát ly nhiều thường có khách hỏi thăm. Chú đi thẳng khoảng 01 km nữa đến Trực Đại. Nhà nào trong xã cũng đua nhau cho con học. Hoàn cảnh éo le mấy họ cũng cố xoay cho con tới lớp. Anh họ tôi có 8 con trai đến 7 người học trên đại học, một người học cao đẳng. Cả 8 người đang công tác, sinh sống ở Hà Nội nhưng khi bố mẹ khuất núi họ bảo nhau mua mảnh đất ở quê xây nhà thờ. Mỗi dịp giỗ chạp, lễ tết tất cả con cháu về quê ôn lại quá khứ thời đi học của từng thành viên".

Khi chúng tôi chưa hết ngỡ ngàng, một bà cụ đi ngang chen lời: “Các anh chạy qua cầu 12 sẽ đến ngay… “làng giáo viên” của xã. Gọi là “làng giáo viên” bởi số lượng công dân trong làng đã, đang dạy học trong và ngoài địa phương rất đông. Nhiều gia đình mấy đời nhà giáo. Có nhà từ bố mẹ đến con trai, con gái, con dâu, con rể đều đứng trên bục giảng,…”- cụ bà tâm đắc.

Trực Đại là miền quê thuần nông nằm bên dòng Ninh Cơ thơ mộng; cách tỉnh lỵ TP. Nam Định hơn 20km, có phong trào học tập ít nơi làm được. Từ cuộc sống lam lũ một nắng hai sương của người nông dân mà lâu nay, lớp trẻ cứ lớn lên là ý thức gắng học. Họ coi trọng "con chữ" hơn bất cứ thứ gì. Những khát khao con trẻ mong thoát khỏi nỗi cơ cực như ông, bà phơi nắng, mưa giữa đồng ruộng được gửi gắm, nhen nhóm ngay từ ngày còn ngồi trên ghế trường cơ sở. Tinh thần lập thân bằng con đường khoa cử được truyền nối qua nhiều đời trong các dòng họ người Trực Đại. Có gia đình mẹ làm ruộng, bố quanh năm phụ hồ cũng chỉ chắt chiu cho con cắp sách vào trường. Không ít người thành danh Giáo sư, Tiến sỹ, Bác kỹ, kỹ sư,… từng được nung nấu trong những giọt mồ hôi chát mặn của đấng sinh thành.

Nhiều học sinh lúc ngồi trên ghế nhà trường nghe tấm gương anh, chị vượt khó học giỏi mà được khích lệ noi theo. Những câu chuyện chăm cho sự học ngày càng bồi đắp thêm bề dày kỳ tích đáng kinh ngạc của ngôi trường cơ sở nơi vùng quê yên ả, từng nâng bước xiết bao ước mơ thành hiện thực. Để hôm nay, thầy và trò nhà trường lại hãnh diện ngân cao tiếng hát tự hào về một thời rất đỗi vinh quang nhưng cũng thấm đẫm gian nan người đi trước. 

Trường THCS Trực Đại, Trực Ninh (Nam Định) 60 năm ghi dấu một chặng đường: Bài 1- Về miền đất học

Học sinh tham gia hoạt động tuyên truyền "Công dân toàn cầu  chung tay vì một Trái Đất không rác thải nhựa"

Nhiều năm liền đồng đội học sinh giỏi đứng đầu toàn huyện

Trường THCS Trực Đại đóng tại vị trí trung tâm xã, thôn Trung Khuân, bao năm nay mệnh danh “lò” đào tạo học sinh giỏi. Thầy Đỗ Thục Phán- Hiệu trưởng nhà trường, thổ lộ: Trường luôn quan tâm đầu tư về đội ngũ và cơ sở vật chất cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên đa số tâm huyết, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi. Chất lượng, kết quả các đội tuyển của trường duy trì, nâng cao từng năm học. Nhiều năm liền đồng đội học sinh giỏi của trường xếp thứ Nhất toàn huyện. Năm học 2021-2022, trường đạt 104 giải, tiếp tục xếp thứ 1/21 trường của huyện. Lãnh đạo nhà trường thường xuyên chỉ đạo công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Nhờ đó, chất lượng các bộ môn ngày càng được cải thiện. Những môn thi hoặc kiểm tra do Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chỉ đạo, chất lượng chung của khối thường đạt và vượt so với bình quân của huyện, đặc biệt là các môn Ngữ văn và Toán các khối lớp. Chất lượng hoạt động giáo dục nhà trường luôn xếp trong tốp đầu các trường THCS toàn huyện.

Để có kết quả học tập tốt, trường triển khai thực hiện tích cực các cuộc vận động, phòng trào thi đua, như: "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”; phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”; “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”; phong trào "Tuổi trẻ học đường làm theo lời Bác"; "Xã hội hóa học tập";... Nhà trường luôn chú trọng duy trì số lượng học sinh, áp dụng có hiệu quả các biện pháp nâng cao tỉ lệ phổ cập giáo dục các bậc học phổ thông. Công tác phổ cập giáo dục và nâng cao tỉ lệ theo học các bậc học các loại hình trong năm học nhà trường triển khai một cách nghiêm túc, đạt hiệu quả cao trong suốt năm học, được Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp và Phòng GD&ĐT huyện công nhận đạt phổ cập giáo dục mức độ 3 năm 2021.
Trường THCS Trực Đại, Trực Ninh (Nam Định) 60 năm ghi dấu một chặng đường: Bài 1- Về miền đất học
Giờ học thực hiện Chương trình GDPT 2018

Thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, giáo viên nhà trường tham gia đầy đủ, thảo luận sôi nổi trong các buổi tập huấn chuyên môn trực tiếp và trực tuyến. Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hai tổ chuyên môn nhà trường tích cực tham gia Hội thi thiết kế bài giảng E-learning, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực phát huy phẩm chất, năng lực người học hiệu quả nhất.

Từ sự quan tâm của chính quyền địa phương nên cơ sở vật chất (CSVC) nhà trường được đầu tư hiện đại. Năm học 2021-2022, UBND huyện xây dựng một đơn nguyên mới với tổng số tiền là 15 tỉ đồng. Mặt khác, trường còn làm tốt công tác xây dựng, bổ sung, quản lý, sử dụng CSVC thiết bị dạy học; tiết kiệm các khoản chi thiết lập 20 phòng học trực tuyến. Cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng hộ các nội dung kế hoạch năm học của trường, đầu tư xây mới nhà vệ sinh; mua sắm, bổ sung các công trình và thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục,..
Trường THCS Trực Đại, Trực Ninh (Nam Định) 60 năm ghi dấu một chặng đường: Bài 1- Về miền đất học
Ứng phó kịp thời diễn biến phức tạp dịch bệnh Covid19, trường có 100% giáo viên dạy trực tuyến, góp phần duy trì nề nếp, củng cố kiến thức kĩ năng, phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học.

Đồng thời, nhà trường thực hiện nghiêm công tác bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức đối với đội ngũ giáo viên vào đầu năm học. Trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Cuối năm, cán bộ, giáo viên tham gia viết báo cáo thu hoạch kết quả bồi dưỡng thường xuyên đạt yêu cầu 100%. 100% cán bộ quản lý nhà trường hoàn thành Module 1, 2, 3, 4 và các giáo viên đã hoàn thành các Module cho giáo viên đại trà trên hệ thống Etep. Đặc biệt, nhà trường thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, luôn quan tâm những học sinh nghèo vượt khó trong học tập bằng cả tinh thần và vật chất- thầy Hiệu trưởng nhấn mạnh.

Trong tiến trình phát triển, Trực Đại hình thành nhiều nét văn hóa độc đáo. Trong đó, có truyền thống ham học như mạch nguồn bền sâu âm ỉ chảy trong đời sống tinh thần cộng đồng cư dân. Những giá trị cốt lõi nhân văn tự ngàn xưa vẫn luôn được cháu con nâng niu, tiếp nối. Ngọn lửa hiếu học được lớp lớp học sinh thắp lên dưới mái trường THCS- nơi nuôi dưỡng, hun đúc hiền tài cho quê hương, đất nước. Để thu được thành quả vượt trội, ít người biết các bậc tiền bối nhà trường từng trải qua quãng thời gian đầy khốn khó… Bài 2: Hai lần Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương
(0) Bình luận
  • Phường Khương Đình: Tổ chức tuyên truyền công tác PCCC&CNCH trên địa bàn
    Đảm bảo triển khai kịp thời, có hiệu quả Luật PCCC&CNCH năm 2024 đối với mô hình chính quyền 2 cấp (Không tổ chức UBND cấp huyện), Đội CC&CNCH khu vực số 13 - Phòng PC07, Công an Thành phố Hà Nội phối hợp UBND phường Khương Đình tổ chức Hội nghị triển khai Luật PCCC&CNCH và các văn bản thi hành Luật cho lãnh đạo, cán bộ chủ chốt trên địa bàn phường Khương Đình.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhận diện thách thức - hành động đồng bộ
    Trong tiến trình xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, việc tạo lập và phát triển môi trường văn hóa là yêu cầu xuyên suốt, gắn với các chủ trương lớn của Đảng và định hướng phát triển của Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thời gian qua cũng cho thấy nhiều vướng mắc, đòi hỏi những giải pháp hiệu quả, đồng bộ hơn trong giai đoạn tới.
  • Những kiêng kị trong lễ hội Cổ Loa
    Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ, diễn ra tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Văn hóa là tinh túy, cốt lõi để Thủ đô Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới của dân tộc
    Thành phố Hà Nội đang chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa, nơi hội tụ và lan tỏa giá trị văn hóa của cả nước. Để phát triển bền vững, Hà Nội không chỉ phải vươn lên, phải hướng tới cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và quốc tế mà đồng thời vẫn phải giữ được bản sắc văn hiến Thăng Long.
  • Bão số 3 giật cấp 15, cảnh báo rủi ro do thiên tai
    Vào hồi 16 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 560km về phía Đông.
  • Phường Tây Hồ khuyến cáo người dân chủ động phòng chống mưa bão số 3
    Công an phường Tây Hồ kêu gọi toàn thể Nhân dân đề cao cảnh giác, chủ động ứng phó thiên tai, không để bị động trước mọi tình huống thời tiết bất thường. Lực lượng Công an phường luôn ứng trực, sẵn sàng vì sự bình yên và an toàn của cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
Trường THCS Trực Đại, Trực Ninh (Nam Định) 60 năm ghi dấu một chặng đường: Bài 1- Về miền đất học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO