Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội: Không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy

Mai Sương| 25/04/2019 10:54

Thủ đô và đất nước đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa rất cần được quan tâm. Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của mỗi cơ sở đào tạo. Với mục tiêu hướng đến trở thành một trường cao đẳng trọng điểm về đào tạo nghề công nghiệp của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, trong thời gian

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội: Không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo
Ban Giám hiệu, giảng viên trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội và đại diện các đơn vị phối hợp tổ chức lớp học “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”
Thường xuyên tổ chức các lớp học “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”

Ngày nay khởi nghiệp luôn là vấn đề được các em học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ quan tâm hàng đầu. Để khởi nghiệp thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Đặc biệt, người khởi nghiệp cần trang bị những kiến thức chuyên môn, được đào tạo và tư vấn chuyên sâu về khởi nghiệp. 

Nắm bắt được xu hướng đó, Ban Giám hiệu trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị chức năng như Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Học viện Doanh nhân Vân Nguyên tổ chức lớp học “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” với sự tham gia giảng dạy của 8 giảng viên và hơn 140 sinh viên nhà trường. Tại đây, sinh viên được trực tiếp trao đổi với các giáo viên đầu ngành, được lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp.

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội: Không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo
Cô Phạm Thị Hường, Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường phát biểu tại buổi tổ chức lớp học “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”
Cô Phạm Thị Hường - Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường cho biết: Qua khóa học “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, chúng tôi mong muốn giúp các em sinh viên có được tư duy về lĩnh vực khởi nghiệp ngay trên ghế nhà trường. Đồng thời giúp các em có thể phát huy được những kiến thức đã tiếp thu áp dụng vào thực tiễn khởi nghiệp sau này. Ban Giám hiệu nhà trường mong muốn sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị đào tạo để tổ chức nhiều hơn nữa các lớp học khởi nghiệp cho các em học sinh trong trường, giúp các em vững tin hơn nữa khi rời khỏi ghế nhà trường.
Tăng cường giáo cụ trực quan bằng các thiết bị dạy học tự làm
Vừa qua, trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức hội đồng nghiệm thu 2 thiết bị dạy học tự làm “Mô hình PANEL điện thân xe, đánh lửa, phun nhiên liệu” khoa Công nghệ ô tô và “Đồ gá hàn cắt chi tiết dạng ống tròn” của bộ môn Hàn - Khoa Cơ khí. Sau quá trình nghiên cứu, thử nghiệm các thiết bị dạy học tự làm, Ban Giám hiệu nhà trường sẽ đưa các thiết bị vào hỗ trợ giảng dạy. 
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội: Không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo
Hội đồng nghiệm thu thiết bị dạy học tự làm “Mô hình PANEL điện thân xe, đánh lửa, phun nhiên liệu”
Thầy Lê Viết Thắng – Trưởng khoa Công nghệ ô tô, chủ nhiệm đề tài “Mô hình PANEL điện thân xe, đánh lửa, phun nhiên liệu” cho biết: xuất phát từ nghiên cứu lý luận về giáo dục nghề nghiệp và quy luật lĩnh hội của người học thì quy trình giảng dạy một bài giảng kỹ thuật có đầy đủ 5 bước: bước 1 - Kích thích sự khám phá của người đọc; bước 2 - Học tập cơ bản; bước 3 - Rèn luyện tích hợp; bước 4 - Chuyển giao; bước 5 - Nâng cao tự phát triển. Tùy tính chất và nội dung cụ thể của bài giảng thì thường không bao giờ có dưới 3 bước trong một bài giảng về kỹ thuật. 
Theo thầy giáo Lê Viết Thắng với “Mô hình PANEL điện thân xe, đánh lửa, phun nhiên liệu” trên cơ sở kết cấu thực của xe, các em học viên sẽ có một giáo cụ trực quan hữu ích trong việc học tập. PANEL này với một hệ thống vận hành như thật sẽ kích thích sự khám phá của người đọc, đó là bước đầu tiên. Bước thứ hai, là học tập cơ bản, học viên sẽ được nghiên cứu nguyên lý làm việc của một mạch điện, được trang bị những kiến thức cơ bản để đọc và giải sơ đồ mạch, nhận biết kết cấu thực của mạch điện. Trong bước này các em còn được tìm hiểu và sử dụng dụng cụ đó. Sau khi học xong phần học tập cơ bản, các em còn có bước thứ ba là rèn luyện tích hợp, tức là với các tài liệu chỉ dẫn và với kết cấu thực đã được chuẩn bị thì học viên phải chuyển hóa các hiểu biết lý thuyết và lặp lại các kỹ năng thực hành để kiểm tra mạch và phát hiện lỗi, khắc phục các lỗi thông thường dễ nhận biết, đấy là bước rất quan trọng. Bước thứ tư, là chuyển giao, bước này sẽ không thực hiện trên PANEL nữa mà sẽ cho học sinh thực tập trên xe thực. Bước thứ năm (nếu có), chúng tôi sẽ chuẩn bị một chiếc xe mới hoàn toàn, khác với nội dung chúng tôi đã dạy, với các cách tiếp cận mà trong bài giảng đã đưa ra học sinh phải tự giải quyết vấn đề trên một cái xe hoàn toàn mới.

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội: Không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy
Thầy trò trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội
Những giáo cụ trực quan là thiết bị tự làm giúp cho học viên hình dung được các mô hình thực tế, qua đó việc học tập và thực hành trở nên hiệu quả hơn. Tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho các em học sinh, sinh viên chính là mong muốn lớn nhất của Ban Giám hiệu và các thầy cô trong trường.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội: Không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO