Thông tin doanh nghiệp

Trung tâm nghiên cứu ong và Chuyển giao công nghệ chăn nuôi: Chủ động, sáng tạo và tiên phong trong công tác nghiên cứu khoa học

PV 09:23 14/10/2024

Trải qua 2 năm sau hợp nhất, Trung tâm nghiên cứu ong và Chuyển giao công nghệ chăn nuôi tuy còn gặp nhiều khó khăn, thử thách. Song với quyết tâm của Ban Giám đốc cùng với toàn thể nhân viên Trung tâm đã không ngừng cố gắng, vượt qua thử thách, từng bước trưởng thành và khẳng định vai trò tích cực, vị thế quan trọng của một cơ quan nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ ngành, có nhiều đóng góp hiệu quả cho sự phát triển chung của Viện chăn nuôi.

Trung tâm nghiên cứu ong và Chuyển giao công nghệ chăn nuôi được hợp nhất từ Trung tâm nghiên cứu ong với Trung tâm nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi theo Quyết định số 15/QĐ-BNN-TCCB ngày 05/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cho đến nay, cơ cấu tổ chức của Trung tâm nghiên cứu ong và Chuyển giao công nghệ chăn nuôi gồm: Ban giám đốc, 2 phòng chức năng chuyên môn và 01 Trạm nghiên cứu thực nghiệm đang tổ chức nghiên cứu sản xuất theo chức năng nhiệm vụ. Sau 02 năm sáp nhập đến hiện tại tổng số lượng viên chức, người lao động Trung tâm gồm: 47 người làm việc; trong đó các cán bộ viên chức, lao động Trung tâm đều có Trình độ chuyên môn cao đáp ứng được mọi nhu cầu công việc, nhiệm vụ được giao. Trong đó có: 02 tiến sĩ, 13 thạc sĩ, 14 nhân viên có trình độ đại học còn lại là công nhân viên có trình độ trung cấp, THPT.

tru-so-ong.jpg
Trụ sở Trung tâm nghiên cứu ong và chuyển giao công nghệ chăn nuôi.

Thời kỳ đầu sau hợp nhất, Trung tâm có nguồn kinh phí cho các đề tài nghiên cứu ít và hạn hẹp; ngân sách hoạt động bộ máy được cấp theo nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng chỉ khoảng 40%, còn phải tự lo trang trải quỹ lương và chi phí hoạt động bộ máy 60%; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất dịch vụ rất ít và quá cũ do nhiều năm không được đầu tư. Toàn bộ chuồng, trại chăn nuôi tại Trạm thực nghiệm Liên Ninh đã quá cũ nát, lỗi thời do xây dựng từ những năm 1990 cải tạo từ kho chứa hàng của xí nghiệp vật liệu điện, toàn bộ chuồng trại dột nát gây ô nhiễm môi trường, không tăng được qui mô đàn. Trạm Liên Ninh hiện đang nằm trong khu dân cư nên cũng có một số bất cập trong quá trình sản xuất, chăn nuôi. Hiện nay Trạm cũng đang thuộc diện phải di dời mà chưa có địa điểm mới để thay đổi.

Đồng thời, trong công tác nghiên cứu về lĩnh vực gà còn yếu, nhiều năm không có đề tài, dự án cấp bộ, nhà nước, chủ yếu là các đề tài phối hợp, đề tài tiềm năng, chưa có nhiều đề tài thực hiện ở các doanh nghiệp cũng như các địa phương, chủ yếu vẫn tập trung về sản xuất con giống là chính nhưng do diện tích chăn nuôi nhỏ hẹp nên không phát triển để tăng được quy mô đàn. Trung tâm chưa có địa bàn để xây dựng trại giống ong thực nghiệm, phải thuê địa điểm đặt ong. Sau khi tổ chức sáp nhập thành Trung tâm nghiên cứu ong và Chuyển giao công nghệ chăn nuôi, cơ sở vật chất để phục vụ cho việc nghiên cứu và sản xuất trong lĩnh vực ong hầu như chưa có, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu theo xu thế phát triển còn rất hạn chế.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo tài tình của Giám đốc cùng tinh thần đoàn kết vượt khó của toàn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, Trung tâm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, mọi hoạt động được diễn ra đều đặn và đã dần ổn định đời sống cán bộ, công nhân viên được ổn định và phát triển. Lãnh đạo Trung tâm đã tập trung chỉ đạo điều hành các phòng ban, trạm trực thuộc bám sát mục tiêu kế hoạch năm đề ra để phân công trách nhiệm cho cán bộ nhân viên của bộ phận mình ngay từ đầu năm. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận đã góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tổ chức sản xuất, phòng chống dịch bệnh, nuôi giữ giống gốc, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và các nhiệm vụ khác.

spham-ong.jpg
Sản phẩm của Trung tâm nghiên cứu ong va chuyển giao công nghệ chăn nuôi.

Để hoạt động của Trung tâm đi vào nề nếp, có hiệu quả, lãnh đạo Trung tâm đã từng bước thay đổi cách thức tổ chức, làm việc hiệu quả và dần đi vào nề nếp, thực hiện nghiêm công tác giao ban hàng tháng Chi ủy, Chi bộ của Trung tâm đã sinh hoạt đều đặn, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và tình hình cụ thể của Trung tâm để xây dựng nghị quyết tháng, nghị quyết quý và nghị quyết chuyên đề. Chỉ đạo công tác đoàn thể triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà nghị quyết đề ra.

Hàng tuần tổ chức giao ban giữa lãnh đạo với các phòng ban, các bộ phận kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ, qua đó nắm tình hình cụ thể để đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ và triển khai nhiệm vụ mới. Nhờ vậy mà các nhiệm vụ được thực hiện nghiêm túc đúng yêu cầu đề ra, các kết quả đạt được đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận đã góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, trong năm 2023 Trung tâm đã hoàn thành thực hiện 17 nhiệm vụ khoa học: 01 đề tài cấp nhà nước; 01 đề tài quỹ gen cấp bộ; 01đề tài khoa học cấp bộ; 02 đề tài tiềm năng cấp bộ; 01 tiêu chuẩn quốc gia; 03 nhiệm vụ thường xuyên; 01 đề tài khoa học cấp tỉnh; 01 đề tài nghiên cứu khoa học phối hợp với Bộ công an; 01 nhiệm vụ khoa học phối hợp với Bộ quốc phòng; 01 nhiệm vụ phối hợp với Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 01 nhiệm vụ phối hợp với Bộ môn Dinh dưỡng – Viên Chăn nuôi; 01 nhiệm vụ phối hợp với với Bộ môn Động vật quý hiếm và đa dạng sinh học– Viện Chăn nuôi; Tham gia 01 dự án “Lợi ích nguồn gen Gà châu Á (AsGG); 01 dự án giảm nghèo quốc gia năm 2023 “Xây dựng mô hình nuôi ong nội (Apis.Cerana)” tại xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Tất cả các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước cho đến các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng triển khai tại Trung tâm, ở Viện đã được tổ chức, triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu, nội dung, phương pháp, tiến độ và kinh phí theo đúng các quy định của nhà nước.

Có thể nói, yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo nên những kết quả đáng ghi nhận của Trung tâm trong 2 năm qua chính là nhờ Trung tâm đã tập hợp được trí tuệ, tâm huyết và sự cống hiến công sức của rất nhiều thế hệ cán bộ, công chức, viên chức “vừa hồng, vừa chuyên”, phát huy được truyền thống đoàn kết, phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận chức năng, phòng, ban dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của các cấp chính quyền và đoàn thể trong Trung tâm. Những kết quả đạt được là niềm vinh dự to lớn và tự hào của các thế hệ cán bộ đã từng công tác tại Trung tâm, đồng thời cũng đặt lên vai đội ngũ công chức, viên chức hiện nay những trọng trách, sứ mệnh và nghĩa vụ phải tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang. Cùng với đó là gìn giữ và tô thắm những nét son, khai thác tối đa những tiềm năng và thế mạnh để khẳng định vị thế và uy tín của một cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của Viện chăn nuôi, đưa Trung tâm phát triển trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học mang tầm cỡ khu vực và quốc tế trong tương lai không xa.

Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu xây dựng chương trình hành động, nghiên cứu đi trước thực tiễn để đảm bảo cung cấp những nền tảng lý luận và luận cứ khoa học phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghiên cứu ong và chuyển giao công nghệ; nâng cao chất lượng phân tích dự báo kịp thời, chuẩn xác; tập trung xây dựng lực lượng cán bộ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng về chính trị, sáng tạo, chủ động trong nghiên cứu, có đủ năng lực tham gia các diễn đàn sinh hoạt khoa học về chuyển giao công nghệ của khu vực và quốc tế.

Với những nỗ lực đó, Trung tâm nghiên cứu ong và Chuyển giao công nghệ chăn nuôi sẽ luôn là ngôi nhà khoa học chung không chỉ của đội ngũ nghiên cứu viên, mà còn cho tất cả các nhà khoa học trong và ngoài ngành, trong nước và quốc tế, những cá nhân và tổ chức có đam mê cống hiến vào thành tựu phát triển khoa học của Viện Chăn nuôi nói riêng và của Bộ NN&PTNT nói chung. Đồng thời, toàn thể cán bộ, nghiên cứu viên của Trung tâm sẽ đồng lòng, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cung cấp những sản phẩm nghiên cứu khoa học chất lượng tốt, luôn xứng đáng là đơn vị nghiên cứu khoa học hàng đầu của Viện Chăn nuôi./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tạo cơ hội - giá trị - tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô
    Năm 2024 đánh dấu hành trình 70 năm phát triển Thủ đô kể từ ngày giải phóng. Bên cạnh những thành tựu thì những thời cơ và thách thức cũng đã đặt ra những yêu cầu mới đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố. Để tạo cơ hội mới, giá trị mới, tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô, thời gian qua, thành phố đã tập trung cho một trong những nhiệm vụ quan trong là lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với kỳ vọng phác họa rõ nét diện mạo Thủ đô trái tim của cả nước trong tương lai gần và 20 năm tiếp theo. Một quy hoạch chiến lược, hoạch định sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong tương lai đã được xây dựng chứa đựng đủ đầy tình yêu, tâm huyết và khát vọng của đất và người Hà Nội hôm nay.
  • Tái hiện thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư - nét văn hóa đặc sắc của xứ Đoài Hà Nội
    Sáng 13/10, Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Khai mạc thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư Đền Và - năm Giáp Thìn 2024 tại khu vực Đầm Sen –phường Trung Hưng. Đồng chí Nguyễn Quang Hán, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy – Chủ tịch HĐND thị xã; Ngô Đình Ngũ – Chủ tịch UBND thị xã cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương tham dự buổi lễ.
  • Mấy đặc trưng trong thơ Thăng Long - Hà Nội
    Để xác định những khác biệt của thơ Hà Nội so với thơ các địa phương khác cần nhìn lại cả quá trình phát triển của thơ từ thuở lập kinh đô, phải tính đến những tác phẩm không chỉ của những nhà thơ sinh ra và trưởng thành ở Hà Nội, mà còn của những nhà thơ từ những vùng quê khác về sống ở Thăng Long. Và chính họ, những nhà thơ bị (hoặc được) phong cách sống, phong cách thơ của Hà Nội đồng hóa, vốn đông đảo hơn các nhà thơ nguyên quán Hà Nội, đã đóng góp nhiều hơn để tạo nên phong cách trữ tình cho thơ đất đế đô.
  • Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo giám sát chặt chẽ bếp ăn trường học
    Liên quan đến sự việc sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm, canh thừa, Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc bảo đảm đủ định lượng, chất lượng bữa ăn và VSATTP cho sinh viên.
  • Người tiêu dùng thế hệ mới: động lực đẩy mạnh tiêu dùng "xanh"
    Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đừng bỏ lỡ
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
  • Ba Vì miền mây thẳm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ba Vì miền mây thẳm của tác giả Nguyễn Việt Chiến nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Cuốn sổ tay du lịch bỏ túi về Tam Đảo
    Với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị điểm đến du lịch, văn hóa tiềm ẩn của khu du lịch Tam Đảo đến du khách trong và ngoài nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tam Đảo - Đất linh thiêng, miền du lịch” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải.
  • Hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru
    Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Peru, một buổi trình diễn âm nhạc đặc sắc mang tên “Q' pop & Quechua Concert” sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 23/10.
  • Đấu giá tranh "Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương" của nhà Milon
    Phiên đấu giá "Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương" của nhà Milon sẽ chính thức diễn ra vào 17 giờ ngày 12.10 tại khách sạn Sofitel Legend Metropole, 56 Lý Thái Tổ, Hà Nội.
Trung tâm nghiên cứu ong và Chuyển giao công nghệ chăn nuôi: Chủ động, sáng tạo và tiên phong trong công tác nghiên cứu khoa học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO