Nhịp sống Hà Nội

Trưng bày “Khơi nguồn đạo học” tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám thu hút khách tham quan

Quỳnh Chi 22/04/2024 21:25

Ban quản lý Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (TP. Hà Nội) cho biết, cuộc trưng bày “Khơi nguồn đạo học” tại nhà Hậu Đường - khu Thái Học, đã thu hút hàng trăm ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan hơn 2 tháng qua.

Theo đó, trưng bày “Khơi nguồn đạo học” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám mở cửa từ ngày 5/2/2023. Cuộc trưng bày cung cấp thêm cho người dân và du khách những thông tin về các vị danh nhân của Việt Nam hiện đang được thờ tự tại trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

khoi-nguon-dao-hoc-1-.jpg
Du khách tham quan khu trưng bày giới thiệu về thầy Chu Văn An. (Ảnh: BTC).

“Khơi nguồn đạo học” giới thiệu đến hơn 300 tài liệu, hiện vật, chia 4 phần nội dung theo dòng lịch sử tái hiện cuộc đời và những đóng góp cho nền giáo dục của vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông, thầy giáo Chu Văn An và những người có tầm ảnh hưởng như Nguyên phi Ỷ Lan, danh nhân khoa bảng Lê Văn Thịnh, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh... được thực hiện bởi ba ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp.

khoi-nguon-dao-hoc-2-(1).jpg
Anh Mirko Woltling, du khách đến từ nước Đức tham quan tại cuộc trưng bày. (Ảnh: BTC).

Các tài liệu, hiện vật được trình bày dưới nhiều hình thức, trên các chất liệu truyền thống như tre, gỗ, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện. Các hiện vật như bàn học của nho sinh hay bàn trong thư phòng của các vị vua đều được thể hiện nhằm lan tỏa tinh thần của các danh nhân về nỗ lực phấn đấu, tinh thần học hỏi ở mọi tầng lớp trong bộ máy công quyền thời quân chủ.

khoi-nguon-dao-hoc-7-.jpg
Chị BritaUhl đến từ nước Đức chăm chú xem các hình ảnh, tư liệu của trưng bày “Khơi nguồn đạo học”. (Ảnh: BTC).

Những hình ảnh minh họa các sự kiện lịch sử được tái hiện lại rất sinh động, cùng gam màu được sử dụng trong không gian trưng bày gợi nhớ cho khách tham quan về các triều đại trong quá khứ. “Chỉ 2 tháng sau lễ khai mạc, trưng bày đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm ngàn du khách, trong đó có rất nhiều bạn trẻ trong nước cũng như khách quốc tế ”, đại diện Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chia sẻ.

khoi-nguon-dao-hoc-3-.jpg
Theo Ban quản lý Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đã có hàng trăm nghìn lượt khách tham quan trưng bày “Khơi nguồn đạo học”. (Ảnh: BTC).
khoi-nguon-dao-hoc-4-.jpg
Cuộc trưng bày cung cấp thêm cho người dân và du khách những thông tin về các vị danh nhân của Việt Nam hiện đang được thờ tự tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Ảnh: BTC).

Nội dung trưng bày “Khơi nguồn đạo học” hướng tới giới trẻ trong việc áp dụng công nghệ thông tin, kĩ thuật số. Thông qua các hình thức có tính tương tác như các mã QR code tra cứu được bố trí hợp lý trên bàn trưng bày. Các bạn trẻ có thể dùng điện thoại thông minh để truy cập tìm hiểu thêm thông tin hữu ích như: các khoa thi được tổ chức ở mỗi triều đại; các thông tin về các bậc đại khoa nổi tiếng như: Lương Thế Vinh, Thân Nhân Trung,… ; các chế độ đãi ngộ nhân tài như: lễ ban yến, lễ ban áo, lễ vinh quy bái tổ…

khoi-nguon-dao-hoc-45.jpg
Hai bạn trẻ tìm hiểu các thông tin về vua Lê Thánh Tông. (Ảnh: BTC).

Du khách đến với “Khơi nguồn đạo học” đánh giá không gian trưng bày đẹp, cổ kính, trang nghiêm tràn đầy không khí lịch sử. Nơi đây toát lên vẻ đẹp sâu xa của lịch sử Việt Nam. Đặc biệt các vật liệu dùng trưng bày đều bằng gỗ gợi lên hình ảnh mộc mạc, giản dị, thân thuộc, gần gũi của người Việt Nam xưa.

khoi-nguon-dao-hoc-46.jpg
Bạn Lê Minh Thư đến từ thành phố Hồ Chí Minh cùng người bạn đã dành nhiều thời gian tham quan và chụp ảnh tại không gian trưng bày. (Ảnh: BTC).

Bạn Lê Minh Thư đến từ thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Đây là lần đầu tiên em đến tham quan di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Từ không gian đến cách bày trí ở đây đều tạo cho em cảm giác rất gần gũi, sự trang nghiêm và vẻ đẹp cổ kính của di tích lịch sử đều được phô bày ở nơi đây. Em rất thích và đã chụp được những bức hình ưng ý làm kỷ niệm”.

khoi-nguon-dao-hoc-455.jpg
Không gian giới thiệu về vua Lý Nhân Tông. (Ảnh: BTC).

Không gian trưng bày giới thiệu về lịch sử, nhưng được thiết kế theo phong cách đương đại, sử dụng những vật liệu truyền thống đã mang đến nhiều cảm xúc cho du khách nước ngoài.

Anh Mirko Woltling đến từ nước Đức, cho biết: “Không gian trưng bày đã mang đến cho tôi một góc nhìn tuyệt vời về lịch sử Việt Nam. Thật tuyệt vời khi được ngắm các hiện vật trưng bày và cách giới thiệu diễn giải theo dòng thời gian. Tôi sẽ giới thiệu trưng bày này tới mọi người”. Anh Simon đến từ nước Anh lại chia sẻ: “Trưng bày rất rõ ràng, thông tin đầy đủ đã tái hiện được một lịch sử lâu đời về nền giáo dục Việt Nam. Tôi thấy trưng bày rất ấn tượng”.

khoi-nguon-dao-hoc-34.jpg
Bản đồ kinh thành Thăng Long trong Hồng Đức bản đồ 1490. (Ảnh: BTC).
khoi-nguon-dao-hoc-32.jpg
Bức tranh minh họa vua Lý Thánh Tông đang sưởi ấm bên bếp lửa hồng mà trong lòng vẫn còn lo nghĩ cho muôn dân của họa sĩ Nguyễn Thành Phong, được lấy cảm hứng từ câu chuyện về lòng thương dân của vua được chép trong “Đại Việt sử ký toàn thư”. (Ảnh: BTC).

Sau khi tham quan trưng bày, chị BritaUhl đến từ nước Đức, chia sẻ: “Tôi thật sự thích trưng bày này vì đã mang đến cho tôi những hình ảnh đặc sắc, cũng như cách trưng bày rất bắt mắt. Tôi đã tìm hiểu được nhiều thông tin và tôi sẽ giới thiệu trưng bày này tới các bạn bè, người thân của tôi”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Thị xã Sơn Tây: Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (1954 – 2024) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), sáng 4/9, UBND thị xã Sơn Tây (Thành phố Hà Nội) tổ chức khai mạc Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật.
  • Đậm đà sắc màu văn hóa xứ Đoài - Hà Nội từ “Trung thu làng cổ”
    Tối 31/8, chương trình “Trung thu làng Cổ” năm 2024 được UBND xã Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) tổ chức nhằm mang đến cho các em thiếu nhi trên địa bàn xã một Tết Trung thu vui tươi, phấn khởi. Đây cũng là chương trình trong chuỗi hoạt động của địa phương hưởng ứng chào mừng kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • Nghề ướp trà sen Quảng An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2316/QĐ-BVHTTDL, công nhận Nghề ướp trà sen Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Tây Hồ đã sẵn sàng cho lễ hội Sen Hà Nội 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 sẽ khai mạc tối nay, 12/7. Công tác chuẩn bị cho sự kiện đang được gấp rút hoàn thành để chào đón du khách tham quan, trải nghiệm và thưởng thức.
  • Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường qua các sản phẩm nghệ thuật từ vật liệu tái chế
    Nhằm tạo một sân chơi an toàn, bổ ích cho các em nhỏ trong dịp hè, Thư viện yêu thương (phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã triển khai nhiều hoạt động thu hút các bạn nhỏ tham gia. Chủ đề của các hoạt động tập trung vào xây dựng văn hóa đọc, khơi dậy tình yêu quê hương, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,…
  • “Suất ăn 0 đồng”: Hoạt động nhân văn, ý nghĩa tiếp sức mùa thi
    Nằm trong chuỗi các hoạt động tiếp sức cho thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Trung Giã phối hợp với các cá nhân, hộ gia đình tại Phố Nỷ (xã Trung giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tổ chức hàng trăm “suất ăn 0 đồng” phục vụ thí sinh, người nhà và các thành viên tham gia công tác tình nguyện phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT tại điểm thi trường THPT Trung Giã.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Ngày biển động
    Từ hôm đầu đi công tác đến giờ Hải mới gặp một ngày xấu như vậy, bầu trời đen sì, ở bờ mà gió thổi khá mạnh, Hải với Nam đang đi dạo bộ ở bãi nơi người dân neo đậu tàu thuyền, tiếng loa báo bão vang lên khắp khu âu thuyền, anh nhận ra ông Ngư đang hì hụi chằng neo thuyền...
  • Bão số 3 tại Hà Nội: Cả hệ thống chính trị vào cuộc, người dân được đảm bảo an toàn
    Bão số 3 đã đi qua Hà Nội, nhưng nhờ sự chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị Thành phố đến cơ sở trong công tác phòng chống bão, Hà Nội đã giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản do bão số 3 gây ra.
  • Hà Nội ban hành Quy chế trông giữ xe không sử dụng tiền mặt
    Theo quy chế, đối với bãi đỗ xe đang khai thác: Các chủ đầu tư, đơn vị quản lý, vận hành bãi đỗ xe phải ứng dụng giải pháp công nghệ để tìm kiếm và thanh toán giá dịch vụ trông giữ xe nhằm hạn chế, tiến tới không sử dụng tiền mặt đảm bảo tiêu chỉ 02 không, 01 có (không dùng tiền mặt, không dùng, có biên lai, hóa đơn điện tử kết nối với máy tính tiền, cơ quan thuế).
  • Học sinh 30 trường ở Hà Nội chưa thể trở lại trường trong hôm nay 9/9
    Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, học sinh của 30 trường học trên địa bàn chưa thể đi học từ ngày hôm nay 9/9.
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày “Khơi nguồn đạo học” tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám thu hút khách tham quan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO