Trở lại bài thơ Hồ Xuân Hương gửi Nguyễn Du

PGS.TS Vũ Nho| 19/03/2022 09:09

Trở lại bài thơ Hồ Xuân Hương  gửi Nguyễn Du
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Tranh: Lê Nam
Dựa vào tài liệu công bố của GS Hoàng Xuân Hãn và nhiều tài liệu khác, chúng ta biết được Hồ Xuân Hương đã giao du với một số danh sĩ nổi tiếng thời bấy giờ trong số đó có cả nhà thơ Nguyễn Du. Không rõ Nguyễn Du có làm bài thơ nào xướng họa với nữ sĩ hay không nhưng GS Hoàng Xuân Hãn ước đoán khi hai người gặp gỡ, giao lưu thì vào khoảng 1792 - 1795 lúc đó Nguyễn Du khoảng 27 - 30 tuổi, còn Xuân Hương chừng 19 - 22 tuổi. Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du có 3 bài nói về phụ nữ ở Thăng Long, trong số đó có Điếu La Thành ca giả, Mộng đắc thái liên (5 bài nhỏ cùng tên) và Long Thành cầm giả ca. Có vẻ như cô gái trong chùm bài này là Hồ Xuân Hương, khi đó là một người đẹp trẻ trung, xinh xắn, vui tươi:Mộng đắc thái liên
(Chiêm bao được hái sen)
I.Khẩn thúc phù điệp quần
Thái liên trạc tiểu đĩnh
Hồ thủy hà xung dung
Thủy trung hữu nhân ảnh
Thắt chặt quần cánh bướm
Hái sen thuyền nhỏ bơi
Nước hồ sen trong vắt
Trong nước có bóng người.
                    (Đào Duy Anh dịch)

III. Kim thần khứ thái liên
Nãi ước đông lân nữ
Bất tri lại bất tri
Cách hoa văn tiếu ngữ
Sớm nay đi hái sen
Hẹn với cô nhà bên
Đến lúc nào chẳng biết
Cách hoa nghe cười lên
(Đào Duy Anh dịch)

IV. Cộng tri lân liên hoa
Thùy giả lân liên cán
Kỳ trung hữu chân ti
Khiên liên bất khả đoạn
Hoa sen ai cũng ưa
Cuống sen nào ai thích
Trong cuống có tơ mành
Vấn vương không thể dứt
(Phạm Khắc Khoan - Lê Thước dịch)
Phải chăng đây chính là điều mà sau này Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều:
Trở lại bài thơ Hồ Xuân Hương  gửi Nguyễn Du
Tượng Đại thi hào Nguyễn Du tại Khu di tích Nguyễn Du ở thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng
Một người tài tình như Nguyễn Du, một người xinh tươi, trẻ trung, hay chữ như Xuân Hương khó mà không cảm nhau, vấn vương nhau không thể dứt!
GS Hoàng Xuân Hãn bình luận: “Tuy bút chứng không muốn trỏ là ai, nhưng lấy mọi bằng chứng mà suy, thì tôi đoán đó là Xuân Hương, có lẽ là hơp lí.
Dẫu sao, nếu Hầu còn quen một cô gái hồ Tây nào khác nữa, thì tình duyên giữa Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương vẫn là có thật. Nó kéo dài ba năm vẹn theo lời Xuân Hương, mà nàng than là ngắn ngủi không tiếng dội”. (Dẫn từ  Đào Thái Tôn - Hồ Xuân Hương tiểu sử văn bản tiến trình huyền thoại dân gian hóa, Nxb Hội Nhà văn, 1999, tr.229).
Chúng tôi xin lưu ý rằng GS Hoàng Xuân Hãn và cả TS Đào Thái Tôn đã bỏ qua một chi tiết hết sức quan trọng khi bình luận về 5 bài Mộng đắc thái liên của Nguyễn Du cùng với bài thơ của Hồ Xuân Hương viết cho Nguyễn Du. Khá chắc chắn rằng khi Nguyễn Du cùng Hồ Xuân Hương hái sen, tiên sinh đã làm bài Mộng đắc thái liên gửi người mình yêu mến. Và chúng tôi đoán rằng Nguyễn Du đã kín đáo tặng gương sen cho nàng nên viết “Hoa dĩ tặng sở úy/ Thực dĩ tặng sở liên - Hoa để tặng người mình sợ/ Gương để tặng người mình thương”.  Vì có tặng bài Mộng đắc thái liên cho nàng, bởi thế cho nên khi Xuân Hương viết cho Nguyễn Du về sau này, nàng đã kín đáo và khéo léo nhắc lại Mộng ở Mộng đắc thái liên trong câu thơ “Giấc Mộng rồi ra nửa khắc không” về chuyện tình của hai người.
Trở lại bài thơ Hồ Xuân Hương  gửi Nguyễn Du
Một cảnh trong phim "Đại thi hào Nguyễn Du" của đạo diễn Nguyễn Văn Đức.
Dưới đây là bài thơ của Hồ Xuân Hương viết về Nguyễn Du:
Cảm cựu kiêm trình cần chánh học sĩ Nguyễn hầu (1)
(Hầu Nghi Xuân Tiên Điền nhân)
Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ thương
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập
Phấn son càng tủi phận long đong
Biết còn mảy chút sương siu mấy (2)
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong
TS Đào Thải Tôn chú: 
 Nhớ bạn cũ, viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu
Sương siu mấy. Ba chữ này từ lâu đều được phiên âm là “sương đeo mái”. Nay phiên theo GS Hoàng Xuân Hãn. Xem thêm về sự phiên âm ba chữ này ở phần chuyên luận. (Vũ Nho chú - GS Hoàng Xuân Hãn giải thích rằng  Trần Thanh Mại và Nguyễn Lộc đều đã phiên âm “sương  đeo mái”. Hồ Tuấn Niêm chữa âm đeo ra treo. Cả hai thoại đều vô nghĩa hoặc phải ép nặn mới hơi có nghĩa. Đây là thành ngữ cổ, chữ Nôm có thể đọc là “sương siêu” hay “sương siu”. Căn cứ vào 3 ví dụ GS đã gặp trong Thiên Nam Ngữ lục và tuồng Thù Thế Tân Thanh, theo ý mà suy, sương siu nghĩa là bịn rịn).
Kèm theo là lời bình của GS Hoàng Xuân Hãn:
“Trong đề mục, gọi Nguyễn Du là Hầu Cần Chánh. Vậy thơ này làm sau tháng 2 năm Quý Dậu (1813).
Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền cho biết rõ rằng, mùa đông năm trước, Nguyễn Du được triệu từ Quảng Bình về Huế, tháng hai năm sau, được thăng Cần Chánh điện học sĩ, rồi được chọn làm chánh sứ đi tuế cống triều Thanh. Có lẽ tin này đồn đến Thăng Long đã nhắc cho Xuân Hương nhớ chàng năm xưa từng đã dan díu với mình trong ba năm rồi vào kinh tuyệt không tin tức. Nay được vinh dự ra đi sứ mà mình số phận vẫn long đong. Nàng mừng cho Hầu và có lẽ ước thầm Hầu còn nhớ tình xưa và trên đường đi sứ qua Thăng Long, Hầu ghé bước lại nhà thăm hỏi kẻo ở Cổ Nguyệt đường nàng vẫn “Năm canh chiếc bóng chong”. Cuối xuân năm ấy, Hầu qua Thăng Long, các quan Bắc thành đặt tiệc tiễn sứ ở nha Tuyên Vũ, Hầu chợt nghe tiếng đàn nguyệt quen tai từ một cô đầu già trong bóng tối bay ra, mà Hầu nhớ đã nghe 20 năm về trước ở nhà anh, bên Giám hồ, đời Tây Sơn. Hầu hỏi thì cô đầu ấy chính là người mà hầu đã thấy trộm khi trẻ, mà là một nhạc nữ cũ trong cung vua Lê. Hầu lòng trữ tình vẫn nặng cho nên, ngày nay ta còn được có thiên kiệt tác Bài ca người gẩy đàn đất Long Thành (Long Thành cầm giả ca). Với tính tình và trường hợp như thế, Nguyễn Du lúc ấy khó mà quên được Xuân Hương. Nhưng bây giờ Hầu là một quan to phụng sứ; vả lại bây giờ Hầu đã 48 tuổi (sinh năm 1765). Ra làm quan triều Nguyễn, Hầu lại giữ thái độ rất cẩn thận, dè dặt. Vậy không thể đáp mộng Xuân Hương. Nhưng biết đâu Hầu không nghĩ tới?”
(Đào Thái Tôn, sách đã dẫn, trang 227 - 228)
Ngoài bài thơ Hồ Xuân Hương đề rõ gửi Cần chánh Nguyễn Hầu, còn có một bài thơ khác kín đáo hơn, đó là bài Chơi hồ Tây nhớ bạn. Bài này có trong bản chép của Landes năm 1893:
Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa
Người đồng châu trước biết bao giờ
Nhật Tân đê lở nhưng còn lối
Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thơ
Nọ vực Trâu Vàng trăng lạt bóng
Kìa non Phượng Đất khói tuôn mờ
Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy
So dạ hoài nhân chửa dễ vơi.
“GS Hoàng Xuân Hãn cho rằng: đọc thơ này “phảng phất như nghe Xuân Hương nhớ bạn đồng châu Nguyễn Du ngày xưa hẹn cùng nhau đi hái sen”. (Đào Thái Tôn, sách đã dẫn, trang 321).
Không còn nghi ngờ gì, Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương có giao du với nhau, quyến luyến nhau, nhưng mối tình không đi đến hôn nhân. Các bài thơ của Nguyễn Du Mộng đắc thái liên và bài của Hồ Xuân Hương Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu là chứng tích của mối tình tài tử giai nhân đó.
(0) Bình luận
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Tiểu thuyết “Khi bà nội mặc bikini” ra mắt độc giả Việt
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt độc giả tiểu thuyết thiếu nhi “Khi bà nội mặc bikini” của tác giả Đài Loan Bành Tố Hoa. Với lối viết hóm hỉnh, tác phẩm chuyển tải tinh thần nữ quyền qua lăng kính thiếu nhi, một hướng tiếp cận hiếm gặp nhưng giàu sức gợi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Trở lại bài thơ Hồ Xuân Hương gửi Nguyễn Du
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO