Đời sống văn hóa

Triển lãm về cuộc sống mưu sinh của những nữ lao động di cư tại Hà Nội

Kim Thoa 08:43 07/04/2023

Chiều 6/4, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã khai mạc triển lãm "Nơi tôi đến", mang tới cho người xem cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống mưu sinh của những nữ lao động di cư tại Hà Nội.

bbbb.jpg
Không gian trưng bày tại triển lãm. (Ảnh: Thu Hương)

Triển lãm gồm 3 chủ đề kể về hành trình những nữ lao động di cư rời xa những miền quê từ "Nơi tôi đi", họ đặt chân đến những thành phố để tìm kiếm việc làm tại "Nơi tôi đến" và được giải tỏa những áp lực cuộc sống trong các không gian công cộng với mong ước "Nơi ấy có tôi".

Triển lãm "Nơi tôi đến" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện nghiên cứu với nhóm nữ lao động di cư tại địa bàn Hà Nội. Các nhân vật được nhắc đến gồm 20 nữ lao động di cư từ 16-34 tuổi với đa dạng ngành nghề: Từ phục vụ bàn, cắt tóc gội đầu, bán hàng thuê, đầu bếp, thu mua đồng nát hay người bán hàng rong… Họ đến từ nhiều miền quê khác nhau như: Sơn La, Cao Bằng, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… nhưng đều chọn Hà Nội là điểm dừng chân trên hành trình tìm kiếm, thực hiện ước mơ và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Phát biểu tại triển lãm, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương cho biết, theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dù tỷ trọng nam giới trong lực lượng lao động ở nước ta cao hơn so với nữ giới nhưng tỷ trọng nữ giới trong lực lượng lao động di cư lại cao hơn (53,4% so 46,6%). Riêng ở Hà Nội, có 32 phường, xã mà cứ 10 người thì có ít nhất 3 người là người nhập cư.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương nhấn mạnh: “Rõ ràng phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố và các khu công nghiệp. Phụ nữ di cư bên cạnh nhu cầu về tăng thu nhập, cải thiện kinh tế, họ mong muốn được cải thiện môi trường sống, trong đó có các không gian công cộng”.

Bà Hương cũng cho biết thêm, thông qua triển lãm này, chúng ta có cơ hội tiếp cận và trò chuyện với những phụ nữ là lao động di cư xung quanh ta. Họ cũng chính là những nguồn lực quan trọng, đã và đang tham gia vào công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội của thủ đô.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm về cuộc sống mưu sinh của những nữ lao động di cư tại Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO